Trong con mắt của Jernej Kamensek, nhà quản lý và môi giới bóng đá người Slovenia, bóng đá Việt Nam là một môi trường giàu tiềm năng. Tuy nhiên, những vấn đề tồn tại trong việc huấn luyện, tuyển trạch, y tế thể thao và cả những góc khuất thầm kín đang khiến mọi thứ chưa đi đúng hướng.

Trong con mắt của Jernej Kamensek, nhà quản lý và môi giới bóng đá người Slovenia, bóng đá Việt Nam là một môi trường giàu tiềm năng. Tuy nhiên, những vấn đề tồn tại trong việc huấn luyện, tuyển trạch, y tế thể thao và cả những góc khuất thầm kín đang khiến mọi thứ chưa đi đúng hướng.

_________________________

Với những ai theo dõi bóng đá Việt Nam, Jernej Kamensek là cái tên có thể không quá quen thuộc. Nhưng nếu nhắc đến Pape Omar, Nastja Ceh hay HLV Petrovic thì không ai không biết. Jernej Kamensek chính là người đứng sau, móc nối để đưa những cái tên này từ châu Âu xa xôi đến với Việt Nam. Thậm chí, chính ông cũng là người từng liên hệ để đưa Vũ Văn Thanh sang Serbia chơi bóng, nhưng tiếc rằng HAGL và bầu Đức đã không gật đầu.

Hơn 11 năm kể từ thương vụ đầu tiên, Kamensek tự tin khẳng định mình là một trong những chuyên gia nước ngoài am hiểu nhất về bóng đá Việt Nam vào lúc này. Những câu chuyện dở khóc dở cười từ ngày mới đến Việt Nam, những thương vụ đình đám, và cả những góc khuất phía sau, tất cả đã được ông kể lại trong cuộc trò chuyện với Thethao.vn.

- Ông đã đến với bóng đá Việt Nam như thế nào, thưa ông Kamensek?

Năm 2010, lần đầu tiên tôi đến Việt Nam và đưa một cầu thủ sang SLNA (Razak Mohammed Ekpoki). Khi ấy tôi mới nhận ra bóng đá Việt Nam ở thời điểm đó có nhiều điểm tương đồng với bóng đá Slovenia vào năm 1991, khi đất nước của tôi vừa giành độc lập.

Khi anh đi từ con số 0 thì có nhiều tiềm năng để khai phá. Ví dụ như Slovenia là quốc gia chỉ có 2 triệu dân, có vị trí địa lý không tốt ở châu Âu nhưng đã có 2 lần dự World Cup rồi.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

Hay Maribor khi ở trong chế độ Nam Tư cũ chỉ là một thành phố rất nhỏ, nền bóng đá lạc hậu và CLB chỉ chơi ở giải hạng Ba của hệ thống VĐQG thôi. Nhưng ngày nay chúng ta đều biết rằng Maribor là đội thường xuyên được tham dự Champions League.

Ở Việt Nam có rất nhiều điều kiện về mặt địa lý, con người, cơ sở vật chất. Và quan trọng là vào năm 2010 dòng tiền đổ ra cho bóng đá rất nhiều.Nhưng tôi muốn làm việc và phát triển mọi thứ theo đúng cách, chứ không phải cách bóng đá Việt Nam vẫn hay làm đó là đốt tiền một cách vô tội vạ. Đó là lý do tôi muốn ở lại Việt Nam để làm việc, nhìn mọi thứ đi lên từ số 0 lên số 10 giống như ở Slovenia.

- Ngày mới đến Việt Nam, ông có gặp khó khăn gì trong việc thích ứng với môi trường bóng đá ở đây hay không?

Việt Nam là quốc gia có hệ thống tương đồng với Nam Tư trước đây.Khi tôi tới đây vào năm 2010 và đến làm việc với SLNA, tôi cảm giác mình như người đến từ tương lai và đang trở lại quá khứ. Tôi cảm nhận được tất cả những sai lầm mà nền bóng đá Việt Nam mắc phải và các bạn đang bỏ lỡ những điều gì.

- Cụ thể ông muốn nói đến điều gì?

Nghề môi giới bóng đá ở Việt Nam đang vận hành sai cách. Đầu tiên, đúng ra nhà môi giới không bao giờ phải là người trả tiền để cầu thủ sang thử việc cả. Không ở một nơi nào trên thế giới vận hành theo cách “điên rồ” như bóng đá Việt Nam.

Thứ hai, các nhà môi giới bóng đá ở trên thế giới vốn dĩ họ đều phải là người hiểu về bóng đá. Trong khi đó, các nhà môi giới ở Việt Nam trước khi vào nghề thậm chí còn chưa từng đá quả bóng, không quen nổi quá 20 cầu thủ chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Đó là 2 điều rất khác biệt và dẫn đến một thực tại rất vô lý rằng giá chuyển nhượng cầu thủ ngày càng cao nhưng chất lượng cầu thủ ngày càng thấp, bởi các CLB không có đầu mối liên lạc. Và dần dần, các CLB có xu hướng nhìn vào một bản CV hoành tráng để chọn người hơn. Nào là cựu cầu thủ Man United, từng đá giải này giải kia, hơn là việc trực tiếp theo dõi các cầu thủ.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

Tôi không đơn thuần là một nhà môi giới bóng đá. Tôi từng đảm nhiệm các vị trí như tuyển trạch viên, đào tạo trẻ. Mọi sự môi giới đều phải dựa trên chất bóng đá của cầu thủ đó.

- Ông có thể nói chi tiết hơn?

Có một ví dụ thế này. Khi tôi đưa Pape Omar sang Việt Nam cách đây hơn 10 năm, đội đầu tiên cậu ấy đến chơi thử là SLNA. 

Thực tế, nếu thử việc Omar hay Nastja Cehở một quốc gia khác thì cùng lắm chỉ cần 1 tuần thôi. Và ở nước ngoài người ta tìm cầu thủ bằng cách gọi điện, trả tiền để cầu thủ bay sang đá thử một trận, nếu ổn thì ký. Chứ không cầu thủ nào sang ở đến tận một tháng cả.

Vậy mà ngày xưa SLNA cần đến 18 ngày để trả lời tôi rằng Omar là một cầu thủ không tốt. Thế nhưng chúng ta đều có thể thấy trong vong 10 năm qua Omar là một trong những cầu thủ ngoại hay nhất V.League.

Một điều nữa, cách thử chân cầu thủ ở Việt Nam cũng rất nghiệp dư. Năm 2014, tôi có xem 2 đội ở miền Bắc đá giao hữu trước mùa giải với nhau để thử chân các cầu thủ. Và ngày hôm đó có tất cả 67 cầu thủ được vào sân để đá ở một trận đấu 90 phút. Tính ra mỗi người có không đến 2 phút để chạy trên sân.

Tôi có đưa 2 cầu thủ Nam Mỹ sang đá ở trận đấu đó. Xong trận, HLV bảo là 2 cầu thủ này không biết đá bóng. Nhưng thực tế họ làm gì có thời gian để mà đá bóng khi CLB thử việc kiểu vô tội vạ, dùng đến 67 cầu thủ.

Một yếu tố nữa là việc lãnh đạo các CLB ở Việt Nam không nhận thức được việc phải sử dụng người hiểu bóng đá cho công việc bóng đá.

Trong những HLV tôi từng tiếp xúc ở Việt Nam, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV. Còn lại những người kia chỉ là người thay mặt CLB quản lý một nhóm người, chứ không phải HLV bóng đá. Thế nên không cầu thủ giỏi nào sang Việt Nam để làm việc với những người không hiểu bóng đá cả. Thà người ta ở lại Nam Mỹ, châu Âu, đá những giải hạng thấp hơn, chứ không phải sang Việt Nam ăn dầm ở dề rồi không được việc gì.

Những nhà môi giới, tuyển trạch viên ở Việt Nam là người làm tài chính chứ không phải làm bóng đá. Thế nên họ lũng loạn thị trường. Và lý do tôi không còn làm việc cùng các CLB Việt Nam nữa là bởi tôi đã biết quá nhiều.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

- 2 người duy nhất “xứng đáng được gọi là HLV" mà ông nói tới là ai?

Người đầu tiên là HLV Nguyễn Đức Thắng (CLB Bình Định). Còn người thứ hai là HLV Chu Đình Nghiêm. Với Đức Thắng, tôi nghĩ không cần phải nói nhiều nữa, còn Chu Đình Nghiêm là trường hợp nhận được nhiều sự hỗ trợ.

Ông Nghiêm đi lên từ trợ lý và khi tiếp quản công việc của HLV trưởng thì vẫn làm rất tốt, giành được nhiều danh hiệu. Nhưng sự tốt của HLV Chu Đình Nghiêm còn được hỗ trợ bởi nền tảng của cấu trúc vận hành. Có thể nội bộ Hà Nội FC thế nào chúng ta không rõ, nhưng đội bóng này xây dựng được một cơ chế hàng rào để người bên ngoài không “phá” được, và nếu bên trong có chuyện thì bên ngoài cũng không biết được.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

Một yếu tố nữa, ở bóng đá Việt Nam người ta nghĩ rằng HLV không cần học. Thế nên phông văn hóa của HLV Việt Nam không cao, dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức không tốt, khiến cho công tác huấn luyện luôn bị ì ạch.

Điều này dẫn đến việc khi tôi đi xem giải U19 thì mới nhận ra cái “bệnh” rất lớn của cầu thủ Việt Nam là không biết khi nào phải chạy vào để đệm bóng cận thành. Như thế là lỗi của HLV. Đừng nghĩ đệm bóng là một công việc đơn giản. Nó đòi hỏi một quá trình luyện tập và hình thành thành bản năng.

- Omar là một cầu thủ từng ra sân ở UEFA Champions League trước khi sang Việt Nam. Vì sao ông lại đưa cậu ấy tới SLNA, trong khi năm 2010 có rất nhiều đội bóng khác ở V.League nhiều tiền hơn, giàu tiềm năng hơn?

Năm 2010, tôi đưa Razak Mohammed Ekpokisang Việt Nam và anh ta đá cho SLNA. Đó là tiền đạo người châu Phi từng chơi bóng ở Slovenia. Sau nửa năm, SLNA yêu cầu thay người.

Ở châu Âu, không nhà môi giới nào làm việc độc lập cả. Họ phải làm việc cùng các đại lý môi giới cầu thủ để tìm người. Lúc đó tôi tìm được Omar, một cầu thủ tốt và lúc ấy đang không có công việc tốt. Vậy là tôi đưa cậu ấy sang Việt Nam.

Tuy nhiên sau đó HLV trưởng của SLNA bảo với tôi rằng Omar gầy quá, mỏng cơm thế này không đá được ở V.League đâu. May sao lúc ấy HLV Lê Thụy Hải có đến Nghệ An và vào sân xem buổi Omar đá thử. Ông ấy mới bảo đưa Omar về CLB Thanh Hóa.

Thực tế là lúc ấy Omar rất lo lắng bởi Thanh Hóa là nơi không thực sự lý tưởng để cậu ấy chọn để sinh sống, bóng đá ở đây cũng còn ở thuở “hồng hoang”. Vậy là tôi phải bay sang Việt Nam để động viên Omar, thuyết phục cậu ấy. Omar đồng ý gia nhập CLB Thanh Hóa và phần còn lại là lịch sử.

Và tôi cũng phải thừa nhận rằng năm 2010 tôi vẫn là một tay mơ, không có kiến thức, không am hiểu gì về văn hóa Việt Nam, lề lối của bóng đá Việt Nam. Thế nên mọi việc mới rơi vào tình trạng như thế.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

- Không chỉ môi giới cầu thủ, ông còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa HLV Ljupko Petrovic- người từng vô địch cúp C1 châu Âu - sang Việt Nam vào năm 2017. Câu chuyện đó diễn ra như thế nào?

Năm đó chủ tịch Doãn Văn Phương của đội FLC Thanh Hóa có nhờ tôi tìm một HLV giỏi ở châu Âu. Bản thân tôi sau nhiều năm cũng có quan hệ khá tốt với CLB này khi đưa nhiều cầu thủ sang đây.

Tôi đã tìm một HLV tương đối nổi tiếng ở châu Âu, nhưng vấn đề luôn luôn nằm ở tiền bạc. Một CLB hàng đầu ở Đông Nam Á mời người đó sang với chế độ cao hơn rất nhiều.

Khi đấy tôi mới chợt nhớ ra mình có một người bạn rất thân ở Serbia, đang làm việc trong ngành bóng đá và có quen biết với ông Petrovic. Vào thời điểm đó HLV Petrovic cũng lớn tuổi rồi. Người bạn của tôi đặt vấn đề thì Petrovic nói có 2 tiêu chí để ông ấy chọn việc: lương ổn so với công việc cũ và quan trọng là phải tận hưởng được cuộc sống.

Khi tôi được móc nối để nói chuyện với HLV Petrovic thì ông ấy bảo tôi phải đảm bảo được việc Thanh Hóa là một thành phố dễ sống với một người già. Thế là tôi phải tự mình đi chụp hình các quán ăn, siêu thị, đưa ra mô tả về từng điều nhỏ nhặt nhất để HLV Petrovic tin tưởng sang Việt Nam.

Sau đó chính tôi là người ra đón HLV Petrovic ở sân bay Nội Bài, đưa ông ấy về Thanh Hóa, đưa đi ăn và nói với chủ tịch Phương rằng: Hãy tin ông Petrovic!

Có một vấn đề với lãnh đạo bóng đá Việt Nam là họ thường thích nghe những người không hiểu bóng đá nói, nhưng khi nghe những người làm chuyên môn bóng đá nói thì họ lại thích phải nhìn tận mắt cơ. Thậm chí kể cả từng vô địch cúp C1 châu Âu thì cũng không có ý nghĩa gì cả.Thế nhưng may mắn là anh Phương rất tin tưởng tôi trong quyết định này.

Về góc độ cá nhân, năm ngoái ông Petrovic đã có hành động rất thiếu chuyên nghiệp với tôi. Nhưng dù sao tôi vẫn coi chuyện năm 2017 là một thành công và nếu không có tôi thì sẽ không bao giờ có chuyện ông Petrovic sang Việt Nam làm việc.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

- Sau thương vụ Omar, có vẻ như anh xây dựng được mối quan hệ khá tốt với CLB Thanh Hóa và bóng đá Việt Nam. Điều này giúp anh thuận lợi ra sao trong những năm tiếp theo?

Những việc làm ở Thanh Hóa giúp tôi trở nên rất nổi tiếng tại Việt Nam. Tôi sẽ luôn biết được ai đang tin và ai không tin tôi. Việc nổi tiếng ở Thanh Hóa giúp đến được với Bình Định năm 2020.

Tuy nhiên có một vấn đề là trong tương lai gần tôi không thể làm việc được với CLB Thanh Hóa nữa. Có rất nhiều lý do nhưng về cơ bản đội Thanh Hóa không tôn trọng tôi. Họ không làm việc nghiêm túc với các dự án bóng đá. Đó là lý do những người có xuất phát điểm làm việc gắn với chuyên môn như tôi sẽ khó có cơ hội để làm việc với những đội bóng như Thanh Hóa.

- Điều gì đã xảy ra vậy?

Muốn hiểu rõ vấn đề thì phải kể lại những chuyện trước đó. Nastja Ceh cùng ĐT Slovenia dự World Cup 2002, là ngôi sao của bóng đá Slovenia. Nhưng khi sang Thanh Hóa (năm 2013), điều kiện ăn ở dành cho cậu ấy rất tệ. Nastja Ceh phải ở một căn phòng không có điều hòa, bữa ăn đầu tiên ở trong một nhà bếp mà chuột chạy tán loạn.

Vậy nên mọi người phải hiểu rằng để đưa một cầu thủ đẳng cấp cao như thế sang một nơi có điều kiện như vậy ở Việt Nammà cậu ấy vẫn chấp nhận ở lại và cống hiến thì người ta phải hiểu tôi, phải nghe tôi.

Nhưng từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, tôi không còn muốn làm việc với CLB Thanh Hóa nữa, bởi khi đó họ đưa một người Romania về (Marian Mihail - PV) nhưng ông ấy không phải HLV. Không thể đưa một người gần như không bao giờ huấn luyện để đi huấn luyện cả. Kể cả khi người đó đến từ một nên bóng đá lớn và làm công tác quản lý.

Tiếp theo đến những câu chuyện trong vài năm vừa rồi. Tôi biết rất rõ về con người bầu Đệ. Lãnh đạo CLB Thanh Hóa bảo với ông Petrovic nói dối tôi, nói dối việc họ có ý định mời Petrovic trở lại Việt Nam để không phải trả tiền phí môi giới.

Cuối cùng, Petrovic đã bị “đồng hóa” văn hóa bóng đá Thanh Hóa, bóng đá Việt Nam. Thế nên ông Petrovic mới nói dối tôi. Nhưng thôi, đó là vấn đề của CLB Thanh Hóa và tôi cũng không muốn liên quan nữa.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

- Không chỉ đưa cầu thủ ngoại sang Việt Nam, năm 2017 ông còn móc nối và muốn đưa Vũ Văn Thanh sang CLB FK Vojvodina Novi Sad của Serbia thi đấu. Lý do nào khiến ông muốn làm điều này?

Năm 2017 tôi đã chuẩn bị đủ cả visa và vé máy bay để đưa Văn Thanh sang Serbia rồi. Và tôi nhấn mạnh rằng nếu năm đó Văn Thanh sang Serbia thì sẽ đá chính ở giải VĐQG nước này, chứ không phải câu chuyện như khi Công Phượng sang Bỉ hay Văn Hậu sang Hà Lan. Bỉ và Hà Lan đều là những nền bóng đá lớn, còn Serbia chỉ ở mức trung bình thôi.

Ở tuổi 21, Văn Thanh là cầu thủ hiếm hoi ở Việt Nam có nền tảng rất phù hợp với bóng đá châu Âu, có thể đá được ở Trung Âu, nền bóng đá không quá ưa thể lực. Tất nhiên các cầu thủ ở giải đấu đó vẫn rất khỏe và Văn Thanh ở mức phù hợp để đến đó.

- Tuy nhiên cuối cùng thương vụ này đã không xảy ra. Ông có cho rằng đây là một điều tiếc nuối với sự nghiệp của Văn Thanh?

Nếu hỏi rằng Văn Thanh có bỏ lỡ điều gì không khi không sang Serbia, thì tôi sẽ trả lời là không. Đấy là quyết định cá nhân. Khi ở lại Việt Nam, cầu thủ có tiền, có danh tiếng, cuộc sống tốt và ở trong một vùng an toàn.

Nhưng Việt Nam là một nền bóng đá cục bộ, không cởi mở, trong khi quy luật phát triển là không thể phát triển một mình được. Thế nên cầu thủ ở Việt Nam khi đến mốc 23, 24 tuổi là bắt đầu đạt đến giới hạn của năng lực rồi, chỉ đá cho các CLB ở trong nước được thôi chứ không bao giờ đi lên được nữa. Cuộc đời lúc ấy sẽ đi từ một chặng bằng phẳng rồi dần đi xuống.

Nhưng nếu cầu thủ chịu đi ra châu Âu từ năm 18,19 tuổi, khi thể chất vẫn còn khỏe, tâm hồn còn thoáng đãng thì mới có thể phát triển được ở những giải bóng đá thấp của châu Âu.

Ở Việt Nam, các ông chủ hay sợ mất cầu thủ. Nhưng họ không hiểu rằng ở các nước khác, việc được mất cầu thủ sang nền bóng đá lớn là một vinh dự. “Mất” ở đây là được sang thi đấu, chứ không phải các hợp đồng thương mại. Mọi người nên suy nghĩ như vậy.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

- Năm đó nếu Văn Thanh xuất ngoại thì cậu ấy sẽ đi Serbia với bản hợp đồng có giá trị bao nhiêu? Và HAGL đã phản ứng ra sao với đề nghị của ông?

Các CLB ở Việt Nam, đặc biệt là các lãnh đạo thường hay bị “ảo tưởng” về năng lực và nội lực của cầu thủ trong nước. Thời điểm năm 2017, không có đội bóng nào ở châu Âu chịu bỏ ra dù chỉ 1 USD để mua một cầu thủ Việt Nam. Thậm chí ở thời điểm bây giờ thì theo đánh giá của hệ thống môi giới cầu thủ thì may ra có Hoàng Đức, Quang Hải và một số tuyển thủ khác có thể sang châu Âu đá cho đội dự bị của các CLB hạng trung, chứ không phải đội chính đâu.

Nếu thời điểm đó Văn Thanh đồng ý, CLB của Serbia sẽ tạo điều kiện để cậu ấy sang thi đấu với một bản hợp đồng ngắn hạn (6-9 tháng), chứ họ không mua luôn. Văn Thanh sẽ được trả mức lương 2-3000 USD/tháng nếu sang chơi cho CLB số 3 của giải Serbia lúc đó (FK Vojvodina Novi Sad).

- Vậy tại sao người ta lại muốn kinh doanh những cầu thủ như Văn Thanh?

Mọi việc phải được hiểu rõ ràng thế này. Nếu CLB của Serbia mua Văn Thanh từ HAGL thì trong hợp đồng sẽ có điều khoản kèm theo, rằngtrong trường hợp họ bán được Văn Thanh cho một đội bóng khác trong tương lai thì HAGL sẽ được hưởng bao nhiều phần trăm tiền từ giá trị hợp đồng đó. Đó chính là cái lợi mà CLB của Việt Nam có thể thu về.

Còn chẳng ai bỏ một đồng ra để mua một cầu thủ Việt Nam cả. Bởi vì sao? Bởi ngay cả ở Slovenia thôi, những tuyển trạch viên thậm chí còn chỉ xem TV để biết cầu thủ này đá ổn hay không để đi mua, chứ họ không mất công mất sức lặn lội đi dò xét đâu. Đó là điều cần phải biết để hiểu đúng xem bóng đá Việt Nam đang ở đâu. 

Những người làm bóng đá Việt Nam đang kỳ vọng cao quá, có phần ảo tưởng, bởi chất lượng cầu thủ của mình không được đến như thế.

Năm 2010 tôi sang SLNA và có gặp Trọng Hoàng. Và thực sự sau Trọng Hoàng thì đến Văn Thanh tôi mới lại thấy có một cầu thủ Việt Nam đủ sức sang châu Âu đá bóng. Hồi ấy tôi cũng có đề nghị Trọng Hoàng hãy sang châu Âu với tôi, nhưng cậu ấy từ chối, nói rằng gia đình mình đang ở đây và sẽ không đi đâu cả.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

- Nói theo cách của ông có lẽ giờ đã là thời điểm quá muốn để một số ngôi sao khác của bóng đá Việt Nam xuất ngoại? Ví dụ như trường hợp của Quang Hải?

Thật lòng thì tôi rất thích xem Quang Hải thi đấu. Cái chân trái của cậu ấy cực kỳ ấn tượng. Ở Hà Nội FC, Quang Hải cùng với Văn Quyết và Thành Lương là những nhân tố đặc biệt.
Có một điều rất quan trọng là hiện tại trên các phương tiện đại chúng, từ lãnh đạo VFF đến các CLB đều có nói đến mục tiêu Việt Nam sẽ tham dự World Cup. Nhưng nếu cầu thủ cứ đá ở V.League thì không đi World Cup được.

Hãy nhìn sang Saudi Arabia, Qatar, Nhật Bản rồi Hàn Quốc, họ đưa cầu thủ sang châu Âu từ cách đây 30 năm rồi, tạo ra làn sóng và tìm mọi cách để đưa cầu thủ ra nước ngoài thi đấu. Australia là một quốc gia không quá hâm mộ bóng đá, họ cũng không thể giữ hết các cầu thủ hay ở lại giải VĐQG và trả mức lương cao được. Họ phải cho các cầu thủ đi và có đi thì mới phát triển được.

Khi Slovenia gia nhập Liên minh châu Âu, bắt đầu có visa lao động và cho phép các cầu thủ ở nhiều nước đến thi đấu. Giải đấu bắt đầu tăng suất cho cầu thủ ngoại và khi những người này có trình độ cao thì tự nhiên các cầu thủ nội hay nhất sẽ gặp khó khăn. Họ phải tìm cách đi ra nước ngoài để phát triển.

Gần đây có tin Hoàng Đức được Pathum United (đội đương kim vô địch của Thái Lan) để ý. Theo tôi, nếu Hoàng Đức không đi sẽ là điều rất đáng tiếc cho cá nhân cậu ấy và cả nền bóng đá.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

Còn với Quang Hải, tôi nghĩ cậu ấy sẽ ở lại Việt Nam cho đến hết sự nghiệp. Ở Việt Nam, Quang Hải có tất cả. Cuộc sống của cậu ấy vô cùng thoải mái, bầu Hiển hiện vẫn đang chi rất nhiều tiền, nên không có lý do gì để cậu ấy đi cả. Ngay bản thân chúng ta nếu ở trong trường hợp của Quang Hải cũng chưa chắc đã muốn đi nước ngoài.

Nhưng nếu thật sự bóng đá Việt Nam muốn nói đến việc dự World Cup thì không thể nào chỉ có cầu thủ đá ở V.League được vì đá ở V.League thì không thể đủ trình độ đi World Cup.

- Bóng đá Việt Nam cũng từng có một vài cầu thủ ra nước ngoài thi đấu như Công Phượng, Xuân Trường… Theo ông vì sao những cầu thủ này chưa thể đạt được thành công như mong đợi?

Để thành công ở nước ngoài cần nhiều yếu tố, nhưng các trường hợp cầu thủ Việt Nam chủ yếu đều ra nước ngoài khi đã muộn, gần đạt đến đỉnh của tiềm năng rồi, không còn có thể khai phá thêm được nhiều nữa.

Vậy tại sao các CLB châu Âu hay Nhật Bản, Hàn Quốc lại muốn mua những cầu thủ ở những nước như Việt Nam? Đó là họ muốn đào tạo cầu thủ để sau đó bán đi, thu lãi về.

Vì thế khi sang nước ngoài ở độ tuổi đã chạm ngưỡng tiềm năng thì thực sự rất khó. Về trình độ thì khó cạnh tranh. Ở Việt Nam, cầu thủ đó chưa chắc đã là người hay nhất ở vị trí thi đấu của mình, mà có khi chỉ là người nổi tiếng nhất ở vị trí đó thôi.Khi không còn đủ trẻ nữa thì cầu thủ cũng không được CLB tạo điều kiện để phát triển mà chỉ có thể cạnh tranh vị trí chính thức bằng năng lực thôi.

Xét về năng lực, liệu đã có cầu thủ Việt Nam nào chạy được 14-15 km trong một trận đấu chưa? Khả năng chuyển đổi trạng thái cơ thể khi đang chạy ở tốc độ cao có tốt không? Đó là hai vấn đề mà các nhà tuyển trạch châu Âu rất quan tâm.

Tôi nghĩ bây giờ kể cả Quang Hải cũng không có CLB nào ở châu Âu muốn mua cả. Mua về cũng không bán đi được nên họ không mua. Mà nếu sang Bỉ đá thì cậu ấy cũng không thể đá chính được. Vì thế tôi mới nói các cầu thủ Việt Nam phải đi nước ngoài từ lúc trẻ là như vậy.

- Văn Hậu là cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài từ năm 20 tuổi. Sau khi trở về từ Hà Lan, cậu ấy vạm vỡ ra nhưng cũng thường xuyên phải vật lộn với chấn thương. Ông đánh giá thế nào về trường hợp này?

Có một vấn đề với thể thao Việt Nam nói chung chứ không chỉ ở bóng đá, đó là việc không hiểu đúng về y tế thể thao.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

Y tế thể thao chiếm đến 50% thành công của một VĐV, một CLB, một đội tuyển và một nền thể thao. Nhưng y tế thể thao của Việt Nam gần như bằng 0. Người Việt Nam đối mặt với y tế thể thao thì làm việc rất máy móc và chỉ hớt bề nổi thôi, giống như việc xây nhà từ nóc chứ không phải xây từ móng. 

Đó là việc chúng ta chỉ đọc một vài tài liệu mà không đi sâu vào nó để hiểu đúng. Thế nên họ mới nghĩ ra kiểu ăn rất nhiều bữa trong một ngày, rồi khuyến khích cầu thủ tập gym một cách vô độ, chỉ thích cầu thủ tập thật nặng theo kiểu cơ học, mọi thứ đều to ra trong khi cơ thể của một VĐV thể thao đỉnh cao lại không được xây dựng theo hướng để trở thành một VĐV chuyên nghiệp từ năm 14,15 tuổi.

Vấn đề của Văn Hậu rất đơn giản. Đó là việc không lắng nghe cơ thể. Không phải cứ vào phòng gym, nâng tạ, ăn thật nhiều bữa rồi làmngười to ra. Bởi khi người to ra một cách bất thường sẽ khiến cho các cơ tỏa ra. Như thế rất không ổn.

Tiếp nữa về vấn đề các cầu thủ ở đội tuyển Việt Nam chấn thương. Có vài người ở đây không chuyên nghiệp. Điều này có thể hiểu theo hướng họ bất chấp mọi giá để giành được thành tích. Và như thế là không chuyên nghiệp cho nền thể thao

Ví dụ đó là trận chung kết Champions League, chung kết World Cup, cả đời chỉ có một lần thì có thể vào đá. Nhưng đưa các cầu thủ còn đang chấn thương và đá ở những trận đấu có cường độ cao, thậm chí thi đấu ở những mặt cỏ như sân Mỹ Đình ở trận vừa rồi (gặp Australia) thì những người đưa ra quyết định đó rất không chuyên nghiệp với cả vận mệnh của một nền thể thao, bởi đây không chỉ là câu chuyện của nền bóng đá.

Với trường hợp của Văn Hậu, việc cậu ấy gặp phải như ngày hôm nay là dĩ nhiên. Nếu ai đủ trình độ để quan tâm đến y tế thể thao thì thừa hiểu việc Văn Hậu chấn thương không có gì bất ngờ, mà nó là hệ quả tất yếu của việc ăn sai, hiểu sai, không lắng nghe cơ thể và cũng cực kỳ thiếu chuyên nghiệp trong việc hoạch định những kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của nền bóng đá.

- Vậy các CLB ở Việt Nam phải làm gì để cải thiện điều này?

Tôi rất nghi ngại mùa giải 2022 cơn bão chấn thương sẽ ập đến với V.League, bởi 8 tháng liền cầu thủ không đá bóng. Tôi khuyên các CLB nên thuê một HLV thể lực nhà nghề, không chỉ về mặt trưởng bộ phận y tế mà còn phải là một người hiểu về khoa học thể thao, khoa học vận động, từ đó đưa các vấn đề y tế vào để điều chỉnh.

Tôi nghĩ ở Việt Nam hiện tại vị trí đó còn quan trọng hơn trợ lý HLV. Bóng đá Việt Nam không quá cần trợ lý HLV, mà cần người lo vấn đề y tế, khoa học thể thao hơn. HLV thể lực hiểu biết về y tế, đó là điều các CLB Việt Nam cần có trong năm tới.

Hà Nội FC họ đã bổ nhiệm trưởng bộ phận y tế người Hàn Quốc rồi đó.Các đội đừng nên tiết kiệm tiền để chi cho vấn đề này bởi nó rất quan trọng, bởi khi nghỉ thi đấu quá lâu rồi lại vận động quá lớn trong thời gian ngắn thì sẽ rất dễ xảy ra vấn đề.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

- Một câu chuyện khác liên quan đến việc sử dụng tiền bạc. Cách đây ít ngày, đã xuất hiện thông tin CLB TP.HCM sẵn sàng trả 2,1 triệu USD tiền lót tay để đưa John Obi Mikel sang Việt Nam. Quan điểm của ông về việc này như thế nào?

John Obi Mikel giống như quả cherry trên một chiếc bánh ngọt. Mục đích chính là để trang điểm. Với 2 triệu USD, chúng ta có thể thuê được 3 HLV đào tạo trẻ hàng đầu châu Âu từng làm việc với Jurgen Klopp, Fabio Capello sang Việt Nam, và vẫn còn dư ra 500.000 USD để xây dựng những nền móng đầu tiên cho CLB.

Tôi nghĩ việc các CLB mua về những ngôi sao là bình thường, nhưng vấn đề là tầm vóc của CLB phải xứng đáng với ngôi sao. Còn nếu CLB TP.HCM mua Mikel về thì cậu ấy cũng không làm thay đổi được gì cả. Mikel cũng chỉ là một con người thôi. Đó là chưa kể đến việc cậu ta cũng nhiều tuổi rồi và hay chấn thương.

- Sau năm 2017, ông gần như rút khỏi bóng đá Việt Nam nhưng rồi bất ngờ trở lại ở CLB Bình Định ở mùa giải 2020. Chuyện gì đã xảy ra khiến ông chỉ gắn bó với CLB Bình Định trong thời gian 6 tháng?

Tôi muốn làm rõ việc này một chút. Tôi được mời về CLB Bình Định chính xác không phải làm Giám đốc kỹ thuật mà để làm cố vấn bóng đá cho học viện mà đội bóng định xây dựng ở đây.

Nhưng khi tôi về làm thì dịch Covid xảy ra, đội trẻ thì vẫn do tỉnh quản lý. Tôi nhận lương từ CLB nên không thể làm việc cho đơn vị khác được, mà dự án học viện bóng đá thì vẫn nằm trên giấy tờ do ảnh hưởng của dịch bệnh. Vì thế tôi không có nhiều vai trò ở đội.

Hai bên cuối cùng đồng ý ký vào một biên bản tự nguyện chia tay, chứ không phải sa thải hay gì cả. Tôi nghĩ nếu dự án học viện bóng đá được triển khai, tôi sẽ quay lại làm vì tôi vẫn giữ liên lạc rất tốt với CLB Bình Định.

Siêu cò ở V.League: Quá nhiều điều sai trái trong thị trường chuyển nhượng, chỉ có 2 người xứng đáng được gọi là HLV

- Dự định của ông trong thời gian tới là gì?

Hiện nay tôi đang sống ở TP.HCM. Lúc trước tôi chỉ định ở đây một thời gian ngắn thôi nhưng vì dịch Covid-19 nên tôi không thể đi được. Tuy hiện tại tôi không còn liên quan trực tiếp đến CLB nào ở V.League nhưng vẫn giữ liên lạc với rất nhiều cầu thủ. Sắp tới tôi hi vọng sẽ đưa ra được một số thông tin mới mẻ về việc phát triển bóng đá Việt Nam.

Công việc của tôi ở Việt Nam liên quan đến phát triển bóng đá cộng đồng, liên quan đến chuyên môn nhiều hơn chứ không còn là việc làm một người đại diện như những năm đầu tiên đến Việt Nam, khi mà tôi làm việc liên quan đến chuyển nhượng và tiền bạc là chủ yếu.

- Xin cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện!

 

Mỹ An
Quang Anh

30.09.2021

VFF vừa gửi văn bản đề nghị AFC gia hạn thời gian hoàn thiện tiêu chí cấp phép cấp phép thi đấu chuyên nghiệp cho các đội bóng của Việt Nam, trong đó có Hải Phòng.

Bóng đá

Pha phạm lỗi rợn người của Quế Ngọc Hải vào chân Anh Khoa từng trở thành chủ đề gây tranh cãi trong nhiều tháng. Bỏ qua vấn nạn bạo lực sân cỏ, cách những người làm bóng đá Việt Nam giải quyết vụ việc đó đã khiến V.League phải thay đổi không ít điều lệ. Anh Khoa có thể không còn thi đấu, nhưng anh đã giúp rất nhiều đồng nghiệp giữ được đôi chân.

Bóng đá

Sau khi chia tay CLB bóng đá Nam Định, có nhiều tin đồn cho rằng đội bóng phố núi HAGL sẽ là điểm đến tiếp theo của trung vệ Lâm Anh Quang.

Bóng đá

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đưa ra quyết định chính thức về số phận của V.League và giải hạng Nhất năm 2021.

Bóng đá

Việc V.League 2021 dừng lại và không có đội vô địch đang khiến dư luận thắc mắc về các suất tham dự các giải châu Á trong năm 2022.

Bóng đá
HLV U23 Iraq ấn tượng về tính kỷ luật và tốc độ của U23 Việt Nam

HLV U23 Iraq ấn tượng về tính kỷ luật và tốc độ của U23 Việt Nam

HLV Radhi Shenaishil của U23 Iraq đánh giá rất cao U23 Việt Nam. Ông ấn tượng nhất ở đối thủ là lối chơi tốc độ và tính kỷ luật cao.

Team Secret chấm dứt hợp đồng với Rabiz sau án phạt cấm thi đấu 1 năm

Team Secret chấm dứt hợp đồng với Rabiz sau án phạt cấm thi đấu 1 năm

Tuyển thủ Đinh "Rabiz" Dương Thành vừa bị PUBG Mobile Esports Việt Nam cấm thi đấu 1 năm vì hành vi vi phạm tính trung thực về danh tính trong thi đấu. Theo đó, Team Secret đã quyết định chấm dứt hợp đồng với tuyển thủ sinh năm 1998.

Người hâm mộ nổi giận vì Hàn Quốc thất bại trước Indonesia, chấm dứt mạch 40 năm tham dự Olympic

Người hâm mộ nổi giận vì Hàn Quốc thất bại trước Indonesia, chấm dứt mạch 40 năm tham dự Olympic

Truyền thông cũng như NHM đang đổ dồn mọi áp lực lên U23 Hàn Quốc sau trận thua Indonesia, qua đó dừng chân ở tứ kết U23 châu Á 2024.

Nadal thắng thần tốc tay vợt 16 tuổi, vào vòng 2 Madrid Open 2024

Nadal thắng thần tốc tay vợt 16 tuổi, vào vòng 2 Madrid Open 2024

Rafael Nadal có khởi đầu vô cùng thuận lợi tại Madrid Open 2024. Ông vua sân đất nện vừa đánh bại tay vợt 16 tuổi Darwin Blanch sau 64 phút.

Lịch thi đấu tennis hôm nay 26/4: Alcaraz ra quân tại Madrid Open 2024

Lịch thi đấu tennis hôm nay 26/4: Alcaraz ra quân tại Madrid Open 2024

Cập nhật lịch thi đấu tennis hôm nay 26/4, với tâm điểm là các trận đấu thuộc vòng 2 đơn nam và vòng 2 đơn nữ Madrid Open 2024. Xem lịch thi đấu tennis trong ngày nhanh nhất, chính xác nhất trên iThethao.vn.

2 ông bầu Boxing Oscar de la Hoya và Eddie Hearn khẩu chiến

2 ông bầu Boxing Oscar de la Hoya và Eddie Hearn khẩu chiến

Màn trash talk bây giờ không chỉ diễn ra giữa các võ sĩ, nó đã lan sang cả các ông bầu. Mới đây, 2 bầu Oscar de la Hoya và Eddie Hearn đã có màn khẩu chiến ác liệt trên Instagram.

Rabiz bị cấm thi đấu 1 năm

Rabiz bị cấm thi đấu 1 năm

Trên trang chủ, PUBG Mobile Esports Việt Nam thông báo 2 tuyển thủ Đinh "Rabiz" Dương Thành và Trần "StarLong" Hoàng Long sẽ bị cấm thi đấu 1 năm vì hành vi vi phạm tính trung thực về danh tính trong thi đấu.

Xem trực tiếp Futsal Việt Nam vs Futsal Kyrgyzstan trên kênh nào, ở đâu?

Xem trực tiếp Futsal Việt Nam vs Futsal Kyrgyzstan trên kênh nào, ở đâu?

Link xem trực tiếp Futsal Việt Nam vs Futsal Kyrgyzstan hôm nay, link xem bóng đá trực tuyến Futsal Việt Nam vs Futsal Kyrgyzstan có bình luận tiếng Việt mới nhất.

Kết quả tennis hôm nay 26/4: Nadal vào vòng 2 Madrid Open

Kết quả tennis hôm nay 26/4: Nadal vào vòng 2 Madrid Open

Cập nhật kết quả tennis ngày 26/4 với tâm điểm là các trận đấu thuộc vòng 1 đơn nam Madrid Open 2024. Xem tỷ số các trận đấu tennis trong ngày cùng iThethao.vn.

Lịch trực tiếp bóng đá hôm nay 26/4: ĐT U23 Việt Nam, Futsal Việt Nam thi đấu

Lịch trực tiếp bóng đá hôm nay 26/4: ĐT U23 Việt Nam, Futsal Việt Nam thi đấu

Lịch trực tiếp bóng đá hôm nay 26/4. Cập nhật lịch tường thuật trực tiếp bóng đá hôm nay 26/4 trên K+, On Sports mới nhất trên iThethao.vn.

Nhận định, soi kèo Puebla vs Club America, 08:00 ngày 27/04/2024 VĐQG Mexico 2023-2024

Nhận định, soi kèo Puebla vs Club America, 08:00 ngày 27/04/2024 VĐQG Mexico 2023-2024

Nhận định bóng đá trận Puebla vs Club America diễn ra vào lúc 08:00 ngày 27/04/2024 trong khuôn khổ 17 VĐQG Mexico 2023-2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

HLV xuất sắc nhất Hà Lan xác nhận chuẩn bị làm ‘thuyền trưởng’ Liverpool

HLV xuất sắc nhất Hà Lan xác nhận chuẩn bị làm ‘thuyền trưởng’ Liverpool

Trong những chia sẻ mới nhất, HLV Arne Slot xác nhận ông sẵn sàng trở thành người kế vị Jurgen Klopp ở Liverpool và chỉ còn chờ phía CLB chủ quản Feyenoord gật đầu.

World Pool Masters 2024: Filler và Ouschan khởi đầu thuận lợi, Shaw vùi dập Yapp

World Pool Masters 2024: Filler và Ouschan khởi đầu thuận lợi, Shaw vùi dập Yapp

Ngày mở màn World Pool Masters 2024 không chứng kiến bất ngờ nào khi cả ba cơ thủ thuộc nhóm hạt giống gồm Joshua Filler, Albin Ouschan cùng Jayson Shaw đều giành chiến thắng thuyết phục.

Lịch thi đấu tennis Madrid Open 2024, ltđ Madrid Masters hôm nay mới nhất

Lịch thi đấu tennis Madrid Open 2024, ltđ Madrid Masters hôm nay mới nhất

Lịch thi đấu tennis Madrid Open 2024 hôm nay. iThethao.vn cập nhật lịch trực tiếp giải Masters 1000 - Madrid Masters 2024 nhanh nhất và chính xác nhất.

Kết quả tennis Madrid Open 2024, kq Madrid Masters hôm nay mới nhất

Kết quả tennis Madrid Open 2024, kq Madrid Masters hôm nay mới nhất

Kết quả tennis Madrid Open 2024 hôm nay. iThethao.vn cập nhật kết quả theo ngày giải Masters 1000 - Madrid Masters 2024 nhanh nhất và chính xác nhất.

HLV U23 Hàn Quốc: ‘Nhiều cầu thủ không có thể lực tốt nhất ở trận tứ kết’

HLV U23 Hàn Quốc: ‘Nhiều cầu thủ không có thể lực tốt nhất ở trận tứ kết’

Trợ lý HLV của đội U23 Hàn Quốc đưa ra nhiều lý do bào chữa cho thất bại của đội nhà tại VCK U23 châu Á 2024.

HLV Shin Tae Yong: ‘U23 Indonesia đủ sức tới chung kết châu Á’

HLV Shin Tae Yong: ‘U23 Indonesia đủ sức tới chung kết châu Á’

HLV Shin Tae Yong nói với các học trò rằng họ đủ sức đánh bại Hàn Quốc khi trận tứ kết giải U23 châu Á 2024 đang diễn ra.

Kết quả bóng đá U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia: Kịch bản khó tin, tạo cơn địa chấn

Kết quả bóng đá U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia: Kịch bản khó tin, tạo cơn địa chấn

Kết quả bóng đá U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia: Thầy trò HLV Shin Tae Yong lọt vào bán kết châu Á sau trận đấu với Hàn Quốc.

Nhận định, soi kèo Gil Vicente vs FC Arouca, 02:15 ngày 27/04/2024 Bồ Đào Nha 2023-2024

Nhận định, soi kèo Gil Vicente vs FC Arouca, 02:15 ngày 27/04/2024 Bồ Đào Nha 2023-2024

Nhận định bóng đá trận Gil Vicente vs FC Arouca diễn ra vào lúc 02:15 ngày 27/04/2024 trong khuôn khổ 31 Bồ Đào Nha 2023-2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo Sociedad vs Real Madrid, 02:00 ngày 27/04/2024 La Liga 2023-2024

Nhận định, soi kèo Sociedad vs Real Madrid, 02:00 ngày 27/04/2024 La Liga 2023-2024

Nhận định bóng đá trận Sociedad vs Real Madrid diễn ra vào lúc 02:00 ngày 27/04/2024 trong khuôn khổ 33 La Liga 2023-2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.