Trần Sơn, hay còn gọi là Arik, đã đi chặng đường dài 2 thập kỷ với Thể thao điện tử Việt Nam. Từ một vận động viên bán chuyên với niềm đam mê mãnh liệt đầu những năm 2000, Trần Sơn nay đã trở thành Giám đốc phát triển Esports của tập đoàn VNG.

Trần Sơn, hay còn gọi là Arik, đã đi chặng đường dài 2 thập kỷ với Thể thao điện tử Việt Nam. Từ một vận động viên bán chuyên với niềm đam mê mãnh liệt đầu những năm 2000, Trần Sơn nay đã trở thành Giám đốc phát triển Esports của tập đoàn VNG. Anh đã trải qua mọi vị trí trong làng Esports, ngành công nghiệp giải trí đang phát triển ở Việt Nam, nhận đủ “hỉ nộ ái ố” và vẫn còn nhiều trăn trở phía trước.

____________

Trong cuộc phỏng vấn với Thethao.vn, Giám đốc Trần Sơn Arik đã chia sẻ rằng Esports ở Việt Nam đã có sự thay đổi lớn nhất là không còn sự kỳ thị, vượt qua rào cản về mặt nhận thức nhưng để nhận được sự đầu tư và công nhận, thì phải có thành tích thông qua những giải đấu như SEA Games, ASIAD hay Olympic.

- Xin chào Giám đốc Trần Sơn, anh có thể tự giới thiệu về bản thân mình cho các độc giả của Thethao.vn?

Xin chào các độc giả. Mọi người biết tôi hay được gọi là Trần Sơn và nickname là Arik. Hiện tại, tôi đang công tác tại VNG với vị trí Giám đốc phát triển Esports của Studio 3, nơi phát triển nhiều sản phẩm Esports như Tốc Chiến, PUBG Mobile, Valorant cũng như Runeterra.

- Anh đã theo đuổi Thể thao điện tử từ khi nào? Ấn tượng đầu tiên của anh với Thể thao điện tử là gì? Điều gì đã thu hút anh?

Trong chương trình gần đây, talkshow với PewPew,tôi cũng chia sẻ rằng thời gian đầu tiên mình biết đến Esports đó là khi xem một trận đấu Starcraft trên kênh truyền hình của Hàn Quốc vào khoảng năm 2000-2001. Đó là khi tôi đang học cấp 3.

Tôi đã biết game là gì, biết các tựa game như Half Life hay Counter Strike. Các kênh phát sóng có phụ đề tiếng Anh và họ nhắc đến từ “Esports”. Sau đó, tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin về Esports. Thời điểm đó, Việt Nam cũng đã có những địa điểm thi đấu Cyber Games. Trước đây, tôi chỉ nghĩ chơi game chỉ để giải trí hoặc chơi game là xấu, phải nhịn ăn sáng, phải trốn gia đình để được chơi. Tôi nghĩ đơn giản là vậy. 

Giám đốc Trần Sơn Arik: 'Esports Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, có thành tích là một bước lên mây'

Song, tôi phát hiện ra những điểm lạ, những điểm “quang minh chính đại” hơn mình nghĩ và có nhiều thứ để theo dõi hơn như Starcraft, Warcraft, những tựa game phát triển ở Hàn Quốc. Rõ ràng, vào thời điểm này, nói LMHT thành công ở Hàn Quốc nhưng so về đầu tư lại không bằng Trung Quốc (LPL). Nhưng trước đó (đầu những năm 2000), thế giới không quốc gia nào sánh bằng Hàn Quốc.

Tôi nhớ rằng có một buổi khai mạc Starcraft, khi đó đội tuyển Không Quân Hàn Quốc của Lim “Boxer” Yo-Hwan đến sân khấu ngoài trời và đáp xuống bằng phi cơ. Khi ấy, mình tự hỏi rằng chỉ là chơi game, tại sao phải đầu tư đến vậy, tại sao lại là sân khấu lớn trong khi chúng ta chơi ở đâu chẳng được. 

- Môn thể thao điện tử đầu tiên mà anh thi đấu là gì? Vì sao lại là nó?

Trước đây, tôi có ấn tượng về RTS (Real Time Strategy, chiến thuật thời gian thực như Starcraft, Warcraft) hay còn gọi là game dàn trận. Vì thế, tôi tập chơi Warcraft và cũng theo dõi nhiều trận đấu, nhiều VOD của các tuyển thủ nổi tiếng như là Moon hay châu Âu có những nhân vật nổi tiếng như ToD. Khi chơi, tôi vẫn có sự bài bản nhất định và học theo những chiến thuật, phút thứ mấy cần phải làm gì, không phải đơn giản chỉ để chơi cho vui nữa. Từ đó, đam mê đến và năm 2005 tôi có tham gia vòng loại của World Cyber Games với tựa game Warcraft. Dù vậy, sự nghiệp thi đấu của tôi khá ngắn vì không có được sự tự tin, bình tĩnh và tập trung như các vận động viên hiện tại.

Khi lên thi đấu, tôi khá run, áp lực và không có sự luyện tập về mặt tâm lý khi lên sân khấu. Sau Warcraft, tôi có thi đấu Counter Strike, FIFA, Dota. Tôi không thể tập trung trên sân khấu lớn. Vì thế tôi khá ngưỡng mộ những bạn như vậy. Tôi từng có thời gian dẫn đội và đã truyền đạt những gì mình trải qua cho các bạn tuyển thủ.

Giám đốc Trần Sơn Arik: 'Esports Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, có thành tích là một bước lên mây'

Tôi hiểu những việc như áp lực cổ vũ từ khán giả chủ nhà, chuyện không làm quen được với âm thanh, ánh sáng, thiết bị v.v… Về khâu này, Zeros là một ví dụ khi bạn mắc chứng OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế) và khó chịu với những gì mình không quen. Tôi muốn các bạn hiểu việc làm quen với sân khấu lớn còn quan trọng hơn cả kỹ năng. Bởi lẽ, khi bước vào thi đấu, kỹ năng đã là bản năng và ít chúng ta ít khi chuẩn bị.

Tôi hiểu được tâm lý của vận động viên, hay cả những các bạn chơi game bình thường. Bạn có muốn thắng hay không, có muốn vô địch hay không. Từ một người chơi bước lên và thi đấu ở những giải cộng đồng, bạn cần phải chuẩn bị những gì. Cảm giác tôi khá hiểu được tâm lý ấy, nên khi làm những công việc liên quan đến phát triển cộng đồng, tôi phải hiểu được những vấn đề ấy để mang tới những giải đấu đúng với tầm suy nghĩ của game thủ. Chẳng hạn, một bạn sinh viên nghĩ gì? Một bạn học sinh nghĩ gì? Một bạn kỹ sư nghĩ gì và một bạn công nhân nghĩ gì? Một anh tài xế grab nghĩ gì khi tham gia một giải đấu kiểu như vậy.

- Gia đình anh có phản ứng thế nào về quyết định đó?

Thật ra tôi không có khái niệm chọn Esports. Thời điểm ấy, mỗi bạn trẻ đều có một ước mơ riêng và chọn cách giải tỏa áp lực sau những giờ học tập căng thẳng khác nhau: người chọn bóng đá, người chọn bóng rổ. Tôi cũng có chơi thể thao và dần đam mê chuyển từ thể thao truyền thống sang Esports.

Tôi chỉ nghĩ Esports là giải trí chứ không phải là thứ gì đó cao sang. Tôi vẫn học bình thường và thi đấu. Sau một thời gian, thành tích học tập không còn tốt như trước và bắt đầu bị ảnh hưởng. Kế đó, tôi bị bố mẹ la rầy vì cũng thuộc diện “con nhà người ta”. Từ lúc chơi game nên bị ảnh hưởng. Dù vậy, tôi cũng có cúp học để đi chơi game, vì chơi lén mà. Bước ngoặt đến khi tôi tìm công việc đầu tiên liên quan đến Esports là trọng tài giải đấu online. Tôi nhớ rằng số tiền khi ấy kiếm được khoảng 150.000 đồng. Đó là nền tảng đầu tiên để tôi tiếp xúc với công tác vận hành giải đấu.

Giám đốc Trần Sơn Arik: 'Esports Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, có thành tích là một bước lên mây'

Tôi không phải người chơi, không phải khán giả mà là người hỗ trợ, tiếp sức cho việc thi đấu. Sau đó, được tạo cơ hội làm những vị trí cao hơn, đại khái như hậu cần và chuẩn bị cho các vận động viên tham gia. Dần dà, tôi cảm thấy khá hay khi mỗi vị trí mang lại cho mình nhiều thứ. Tôi học được cách làm sao để chuẩn bị cho một giải đấu chỉn chu nhất có thể.

Một giải đấu khi được tổ chức là vì khán giả, vì người chơi. Tôi cần làm thế nào để họ hiểu được về giải đấu. Tôi nhớ vào năm 2009, Việt Nam tổ chức Asian Indoor Games và 3 hoặc 4 môn Esports như Dota, Need for Speed và một môn về bóng đá. Khi ấy, đó là các môn tranh huy chương, nhưng khi người lớn nhìn vào, họ không hiểu đó là gì.

Khán giả có thể hiểu các môn như bắn súng, bơi lội, cầu lông hay cầu mây, nhưng Esports lại khác. Một vài người đã hỏi và tôi đã giải thích. Tôi cảm thấy thú vị vì mình là những người đầu tiên xây dựng, đặt nền móng cho một điều gì đó. Đại khái là khi mình làm một thứ mới mẻ nhưng nó khá thú vị, không gây hại. Đó là những năm mà các bạn trẻ bỏ học, bỏ gia đình, trộm tiền để nạp vào game và chơi game.

Nhưng tôi nghĩ rằng có nạp bao nhiêu vẫn không khá hơn. Thay vì chơi nhiều, chúng ta cần phải tư duy bằng cách tìm tòi, xem các VOD chẳng hạn. Tôi tự tạo một lý do thuyết phục để theo đuổi Esports. Thời điểm ấy, tôi kiếm được đồng lương và tự hào khoe với gia đình. Không phải tự hào gì, nhưng cũng kiếm được vài trăm nghìn.

- Vậy công việc sau khi anh nghỉ thi đấu là gì và như thế nào?

Tôi đã học lập trình ở Bách Khoa. Trong khoa, có khá nhiều bạn mê game và có một nhóm đến bây giờ vẫn chơi cùng. Nếu không may mắn trong Esports, tôi sẽ làm lập trình viên và một vài người bạn của tôi vẫn là những người có tiếng trong giới. Hiện tại, có tôi và Trí (Garena). Trí cũng là người mà tạo động lực cho tôi, đồng thời tôi cũng học được khá nhiều từ quá trình làm việc. Dù làm ở hai công ty cạnh tranh như VNG và Garena, tôi và Trí vẫn thân và thi thoảng vẫn “khịa” nhau cho vui trên mạng xã hội. 

- Ở thời kỳ hoang sơ như vậy của Esports, anh đã gặp phải những khó khăn gì? Trong suốt hành trình của mình với Esports, đã có khoảnh khắc nào anh muốn từ bỏ?

Chắc chắn, có rất nhiều khó khăn khi tôi phải làm điều gì đó chưa có lộ trình cụ thể. Khi ấy, tôi chỉ làm những điều đúng, những điều tốt. Thật ra, không hẳn khó khăn khiến tôi phải từ bỏ. Tôi gặp khá nhiều cú sốc, nhắc lại một vài bạn vẫn nhớ. Có 3 lần trong lịch sử LMHT, các đội Việt Nam đều không xin được visa sang nước ngoài và đều có mặt tôi.

Tôi là người hỗ trợ và khi cố gắng hết sức mà vẫn không thể hoàn thành trách nhiệm và công việc, tôi khá khó chịu. Tôi không hy vọng các bạn hiểu hết những khó khăn ấy, nhưng đó là trách nhiệm của tôi. Thật ra, visa là việc tôi không thể chủ động quyết định. Xin visa liên quan đến nhiều yếu tố như chính trị, sự tin tưởng hợp tác của hai quốc gia.

Tôi chỉ trách rằng nếu có cơ hội làm lại, tôi có thể làm tốt hơn. Những cú sốc như vậy khiến tôi phải suy nghĩ lại, đồng thời tự hỏi rằng ở cương vị như vậy, tôi đã làm hết sức chưa, đồng thời tại sao mọi thứ lại như vậy. Chẳng hạn năm 2015, SF5 không thể đi Thổ Nhĩ Kỳ nhưng năm 2017 đến lượt GAM được đi.

Nếu 2 năm trước đó SF5 đi được, có phải quá trình phát triển của Esports sẽ được rút ngắn lại 2 năm không? Nếu điều đó xảy ra, sẽ không có sự thoái trào của SF5, SAJ để bị Esports Thái Lan gây sức ép. Đó là những gì mà tôi suy nghĩ.  

- Anh đến với Liên Minh Huyền Thoại từ khi nào? Vì sao lại là LMHT? Dấu ấn mà anh tạo ra ở bộ môn này là gì?

Tôi được người bạn tên là Trí dẫn dắt vào Garena. Trước đó, tôi chỉ đóng vai trò là CTV và phát triển cộng đồng, tổ chức những giải đấu, giám sát thi đấu và các hoạt động ở hậu trường. Năm 2012, tôi là nhân viên chính thức của Garena. Tuy nhiên, tôi không phụ trách LMHT mà làm một tựa game moba khác là “Hero of Newerth”. Đến ngày 8/8/2012, tôi được làm việc chung với các tên nổi bật như Bá Nhật và Hoàng Luân.

Giám đốc Trần Sơn Arik: 'Esports Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, có thành tích là một bước lên mây'

Khi ấy, tôi nghe nhiều người nói rằng LMHT là tựa game đang cạnh tranh với game mình đang phụ trách. Tôi nghĩ rằng LMHT có giao diện trẻ trung hơn và cuối cùng sự kiện ở Cung thể thao Tiên Sơn đến. Tôi cũng có ra Đà Nẵng để hỗ trợ và nghĩ rằng đây chỉ là một giải đấu bình thường. Trong quá mình phụ trách HoN, tôi vẫn hỗ trợ cho các tựa game khác.

Sau một thời gian, HoN không thành công và sếp quyết định chuyển tôi qua làm LMHT. “Đặt đâu ngồi đấy”, tôi không kén chọn tựa game vì đây là công việc. Đúng sở thích, đúng mong muốn đóng góp cho Esports là được. Khi đó, tôi cảm giác LMHT có thể giúp Esports đi lên và không có lý do gì để từ chối. Tôi bắt đầu làm các giải đấu cộng đồng và các giải chuyên nghiệp như Đấu Trường Danh Vọng, VCS hay GPL.

Sau này, tôi làm các vị trí cao hơn nhưng cũng xoay quanh Esports. Từ thời điểm tôi chuyển từ thi đấu sang tổ chức, đó là một chặng đường dài. Tuy nhiên, tôi đã đi một con dốc khá thoải và chưa bao giờ phải nhìn lại xem mình quyết định đúng hay chưa. Tôi chỉ nghĩ rằng là bản thân chỉ chưa làm tốt, chứ không làm sai.

- Anh có nghĩ rằng mình được nhiều người biết đến là nhờ LMHT?

Có. Tôi vẫn rất trân trọng những gì LMHT mang lại, ví dụ tôi may mắn hơn những người cùng làm Esports khi LMHT có giá trị thúc đẩy lớn với nền Esports Việt Nam. Tất nhiên, không thể nói rằng Đột Kích không có giá trị thúc đẩy, Đế Chế không có giá trị thúc đẩy hay Warcraft không có giá trị thúc đẩy, rất nhiều tựa game đã tạo nên nền Esports nước ta.

Dù vậy, LMHT mang ý nghĩa lớn. LMHT đã vươn ra đấu trường quốc tế và bản thân tôi cũng có đóng góp ở thời điểm VCS được công nhận là khu vực độc lập. Tôi đã rất tự hào khi mình góp phần làm nên thành tích đó. Đó là khi GAM vượt qua Wildcard, đến MSI và cũng là thời điểm hai đại diện Việt Nam thi đấu tại CKTG. Nếu không phải LMHT, tôi không nghĩ rằng có tựa game nào khác sẽ giúp tôi đạt được những trải nghiệm như vậy.

- Kỷ niệm ý nghĩa nhất của anh với bộ môn này là gì? Vậy sự cố đáng nhớ nhất thì sao?

Mỗi thứ một chút. Chẳng hạn ngày 9/9/2012, SAJ ngược dòng trước SGS và đặt bước chân đầu tiên đến với đấu trường thế giới. Tôi nghĩ, mỗi một thời điểm sẽ có một kỷ niệm đáng nhớ, không chỉ thành công mà còn là thất bại như chuyện visa của SF5. Hay đầu năm 2015 là câu chuyện về tuổi tác của SofM. Tôi cũng nhớ rất nhiều về thời điểm đó. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ, không có đáng nhớ nhất.

- Vì sao anh rời bỏ LMHT để đến với Tốc Chiến? Công việc hiện tại của anh có trở nên dễ dàng nhờ kinh nghiệm lâu năm với LMHT? Nó có đi đúng hướng so với mục tiêu ban đầu mà anh đặt ra không?

Chắc chắn rồi, về kinh nghiệm, tôi nghĩ là có hai mặt tốt và xấu, là con dao hai lưỡi. Nếu tôi tiếp tục tục một công việc mới nhưng vẫn là cách làm cũ thì sẽ là tốt hay xấu? Chúng ta không nói trước được. Đôi khi đây là rào cản, bị bó buộc tư duy nhưng chắc gì đã đúng với sản phẩm mình phụ trách và thời điểm mình phụ trách sản phẩm.

Tôi vẫn phải dùng những kiến thức cũ để hiện thức hóa thành thành tích, con số để chứng minh kinh nghiệm của mình là kinh nghiệm tốt. Tôi không có tư duy rằng nếu đã làm tốt với LMHT thì sẽ làm tốt với Tốc Chiến. Tôi không đặt kỳ vọng như vậy, tuy nhiên tôi vẫn có được sự tự tin vì tôi đã làm từ thời điểm Esports Việt Nam chưa có gì cả.

Giám đốc Trần Sơn Arik: 'Esports Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, có thành tích là một bước lên mây'

Đến thời điểm hiện tại, tôi nghĩ sẽ không có gì không thể vượt qua, có điều mình sẽ làm nó tốt như thế nào. Mọi người đều đặt kỳ vọng vào Tốc Chiến, không chỉ Riot mà còn cả thế giới, vì ai cũng muốn nhìn vào để nghĩ rằng đó là Riot Games chứ không phải là “Riot Game” nữa. Cho nên, tôi đang nghĩ theo hướng tích cực. Khi mọi người kỳ vọng thì tôi sẽ phải nỗ lực hơn.

Tốc Chiến đang đi đúng hướng với những gì tôi vạch ra. Những đội tham gia giả Icon SEA là một ví dụ. Và Icon SEA là giải đấu khá đặc biệt khi giải đấu của Việt Nam có nhiều đội tham gia nhất trong số các khu vực (10 đội). Tôi đã khảo sát và cảm thấy 10 là con số có thể phân tầng ra thành Top2, Top3, hạng giữa và hạng cuối.

Nhưng nếu chúng ta cứ mãi tập trung vào Top đầu, cán cân giữa bán chuyên và chuyên nghiệp sẽ lệch. Hiện tại, thật ra phong trào bán chuyên chưa quá mạnh. Số lượng đội đủ trình độ vượt qua phong trào cộng đồng là chưa đủ. Thế nên, 10 là con số khá hợp lý. Các đội khi tham dự giải cũng tập trung vào khâu truyền thông.

Như tôi đã nói, truyền thông là nơi các đội xây dựng cho tuyển thủ, cho đội tuyển, đây là khâu rất quan trọng. Tôi đang nhìn ra được những yếu tố đó. Tôi không mơ mộng Tốc Chiến sẽ thành công như những tựa game khác trong 1 năm, nhưng tôi tin đó là nền tảng. Hiện tại, Esports chưa phát triển như các khu vực mạnh và đủ để Việt Nam thử sức. Tất nhiên, hình ảnh phải đi đôi với thành tích và thành tích là điều không thể bỏ qua khi có thể giúp mình thoát khỏi tư duy tựa game này có bao nhiêu người chơi, có thành công không và khi chơi tựa game này có tương lai không?

Sau giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam, mình sẽ có giải đấu Liên khu vực và các giải đấu như CKTG. Năm nay, các giải đấu có nhiều khu vực tham gia sẽ khá hạn chế. Thế nhưng, đến năm 2022-2023, tôi nghĩ cơ hội của Việt Nam để thi đấu quốc tế và thể hiện sẽ “thực” hơn, dễ dàng hơn. Đó là chặng đường mới mà chúng ta hướng tới khi tình hình COVID-19 thuyên giảm và nhiều người được tiêm chủng vaccine.

Như SEA Games chẳng hạn, đó là một cơ hội. Sau SEA Games là ASIAD. Không chỉ ở một tựa game cụ thể nào đó mà là cả một nền Esports của chúng ta. Ai cũng mong muốn, từ phóng viên, báo chí, vận động viên, những người làm trong ngành giải trí cũng muốn nhìn thấy rằng tại sao Esports vẫn bao hàm yếu tố giải trí nhưng lại có thể xuất hiện trên một sân khấu lớn, chính thống, chuyên nghiệp, bài bản và được xã hội công nhận.

- Ưu điểm của Tốc Chiến là gì? Đối thủ chính của Tốc Chiến liệu có phải là Liên Quân Mobile?

Tôi nghĩ nên nói về đặc điểm, vì Tốc Chiến không có gì nổi bật quá mức so với các tựa game khác trên thị trường. Một trong những đặc điểm mà Tốc Chiến có sự khác biệt đó là sever khi tất cả các nước trên thế giới có thể chơi cùng nhau. Với tôi, đó là sự khác biệt đầu tiên mà Tốc Chiến có thể mang lại. Chúng ta phải hỏi rằng tại sao phải có rào cản về ngôn ngữ, về đường truyền, những người chơi có thể có cơ hội cọ xát với các khu vực khác là vô cùng đơn giản.

Hằng ngày, chúng ta có thể chơi với các bạn ở Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines hay Đài Loan Trung Quốc. Về đường truyền, cần thời gian để có thể khắc phục, tuy nhiên chúng ta có thể nhìn thấy tương lai rằng cơ hội Việt Nam cọ xát với các khu vực khác rất đơn giản. Không còn rào cản về máy chủ. Giờ đây, chúng ta và thế giới như nhau, là một.

Giám đốc Trần Sơn Arik: 'Esports Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, có thành tích là một bước lên mây'

Tất nhiên đây là cơ hội để các đội thể hiện và cọ xát. Trước đây, một khu vực không có đội tuyển nào nổi bật là do không vượt qua được vòng loại khu vực nên không có mặt ở quốc tế. Nhưng giờ đây, hãy vào game để chứng minh đi! Bạn đứng ở đâu trong bảng xếp hạng thế giới? Đội bạn có bao nhiêu thành viên có thứ hạng cao ở thế giới?

Máy chủ Hàn Quốc của LMHT vẫn khá “ghê”, mang tính cạnh tranh cao và SofM của Việt Nam đã làm được chuyện đó khi lọt Top 100 hay Top 10 Thách Đấu. Để được xem là đại diện xuất sắc của Việt Nam ở đấu trường quốc tế, chúng ta cần phải thể hiện ở giải quốc nội. 

- Lộ trình phát triển Tốc Chiến ở Việt Nam là thế nào? Anh có kỳ vọng gì vào bộ môn này?

Chắc chắn rồi, Việt Nam mình cũng chỉ là một phần trong lộ trình phát triển Tốc Chiến trên thế giới. Chúng ta sẽ cố gắng về mặt hạ tầng, xây dựng một cộng đồng, tập người chơi đủ sức để cạnh tranh với các khu vực khác thông qua các giải đấu quốc tế. Đó là yếu tố thiết thực nhất. Đầu tiên, phải nhìn vào khả năng cạnh tranh thông qua những sự kiện như SEA Games.

Dựa vào thành tích ấy và sự phát triển về mặt tuyển thủ. Họ có đủ tố chất để thành ngôi sao hay không, có khả năng phỏng vấn, được trau chuốt về ngoại hình. Giờ đây, chúng ta ít khi nhìn vào một đội để xem rằng có tuyển thủ xuất sắc hay không, có ai nổi bật hay không, có gì đáng nhớ không. Đó là những thứ ai cũng nhìn thấy nếu nhìn vào bảng xếp hạng.

Ví dụ như Team Flash hay GAM, chúng ta nhớ về Levi, về Kiaya, về Kati, về Style hay Bie. Tôi ví dụ GAM không may mắn khi không thể hiện được ở giải MSI, nhưng mọi người vẫn nhìn thấy được các tuyển thủ đã nỗ lực thế nào để đến các giải đấu quốc tế. Thành tích vẫn là thứ rõ ràng nhất, nhưng khi không được thành tích thì chúng ta sẽ nhìn thấy gì? Đó là điều quan trọng.

- Theo anh, thách thức với Tốc Chiến ở Việt Nam là gì?

Thực ra theo tôi là không thích hợp về mặt thời điểm khi COVID-19 xuất hiện và chúng ta không thể tổ chức những giải đấu, những sự kiện tập trung để khuấy động phong trào, để người ta nhìn thấy sự hoành tráng và đầu tư của một tựa game. Cả Riot Games cũng thừa nhận, họ đã bị trì hoãn kế hoạch ra mắt Tốc Chiến trong năm 2020.

Giám đốc Trần Sơn Arik: 'Esports Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, có thành tích là một bước lên mây'

Các khu vực trên thế giới phải làm việc từ xa và bị ảnh hưởng về khả năng phối hợp và sáng tạo. Nhiều giải đấu phải chuyển từ offline sang online và mức đầu tư cũng bị giới hạn do không thu hút được nhà tài trợ. Quy mô của giải đấu cũng bị bóp lại để chờ một thời điểm thích hợp hơn. Chúng ta phải điều chỉnh sang bài toán cho đường dài, không phải kế hoạch ngắn hạn nữa. Đó là thách thức lớn nhất.

Một tựa game mới ra thì tính thời điểm rất quan trọng, thu hút được bao nhiêu lượt xem, được quan tâm và bao nhiêu khán giả sẽ xem các đội. Tôi nghĩ đó là những con số mà bất kỳ tựa game nào ra mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc tổ chức một giải đấu khu vực là điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được trong thời điểm bình thường, tuy nhiên hiện tại thì không. 

Dưới góc nhìn của anh, Esports Việt Nam đã và đang phát triển thế nào trong những năm qua?

Thay đổi lớn nhất của Esports là không còn sự kỳ thị. Chúng ta vượt qua rào cản về mặt nhận thức, người ta không còn nghĩ game là sai nữa, có khi chỉ nghĩ game là chưa tốt. Giờ đây, rất nhiều phụ huynh sẵn sàng để con em mình chơi, dù không biết con mình đang chơi thứ gì nhưng sẽ không gây hại. Phụ huynh có thể dẫn con em mình đến Cyber Games, tạo tài khoản hay mua một thiết bị để tạo điều kiện cho con em.

Đã có cái nhìn thân thiện hơn, không còn kỳ thị nữa. Tuy nhiên, để nhận được sự đồng tình, phải thông qua những giải đấu như SEA Games, ASIAD hay Olympic, chúng ta mới có bước chuyển mình rõ ràng và cụ thể hơn nữa. Tôi từng xem chương trình The Debate và các bạn có những quan điểm rất thú vị về việc có nên đưa Esports vào Olympic hay không.

Dù vậy, tôi đưa ra góc nhìn về cả hai phía (người đồng tình và người phản đối) và không phải Esports chỉ có những người chơi game mà còn mang tới cơ hội việc làm rất lớn. Esports mang lại cơ hội cho các ngành như giải trí và truyền thông. Hãy bỏ qua thành tích của các đội, việc các nước tổ chức sẽ tự đặt ra câu hỏi rằng sau Olympic sẽ ra sao.

Giám đốc Trần Sơn Arik: 'Esports Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, có thành tích là một bước lên mây'

Còn với các bạn đồng tình, đưa ra những dẫn chứng về sự kiểm soát và khi không thi đấu chuyên nghiệp thì sẽ làm gì? Không phải ai chơi game cũng là vận động viên chuyên nghiệp, không ai cũng ảo tưởng như vậy. Cuộc sống không có màu hồng và các bạn phải va chạm rất nhiều với chuyện rằng mình có nghĩ đúng về thực lực của bản thân chưa.

Tôi nghĩ các bạn sẽ không có sự kiên định đó đâu và có khi tham gia một giải không tốt thì sẽ nghỉ.

- Esports Việt Nam lúc này đã chuyên nghiệp chưa? Vấn đề của Esports Việt Nam là gì? Và Esports Việt Nam đang thiếu những gì?

Chuyên nghiệp hay chưa khá khó nói. Tất cả phải định nghĩa được chuyên nghiệp là gì? Tạm gọi chuyên nghiệp là giống như Trung Quốc hoặc Hàn Quốc. Ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thi đấu, chưa có những thứ đằng sau. Nhưng chuyên nghiệp là trong thi đấu và ngoài thi đấu. Chúng ta chỉ làm hoành tráng trong lúc thi đấu, phô ra những kỹ năng, những thứ về chuyên môn.

Tuy nhiên, một tuyển thủ ở ngoài thế nào, cân bằng cuộc sống ra sao, nhìn nhận về Esports thế nào, nỗ lực và hy sinh những gì là điều cần phải quan tâm. Tôi nghĩ chuyên nghiệp là phải đánh đổi. Chẳng hạn như một ca sĩ, luôn phải cố gắng và nỗ lực, hay tham gia họp mặt với fan, phải luyện tập, phải làm tất cả mọi thứ, không phải chỉ đơn thuần là xuất hiện trên sân khấu.

Nhưng những thứ đằng sau họ có ai biết được không? Những người hậu cần ấy phải làm gì để cho một người có thể lên sân khấu lớn? Chúng ta chưa nhìn thấy rõ ràng lắm về chuyện ấy ở Esports. Một người quản lý đội đã làm gì? Các bạn có sự bài bản về lịch trình dinh dưỡng này kia chưa?

Đó là bề nổi, chúng ta chỉ có tập luyện và thi đấu, nhìn thấy thành tích, nhưng khi một đội tuyển thua thì sao? Chúng ta còn lại gì sau một mùa giải không có thành tích? Chúng ta có nhân tố trẻ, có kỹ năng, có kinh nghiệm để 2, 3 mùa sau vươn lên. Điển hình là Saigon Buffalo, thay máu đội hình từ 2 mùa gần đây và mất toàn bộ những trụ cột như Naul, Bigkoro, Palette, Meliodas, và SGB còn lại gì? Còn những cái tên trẻ.

Họ phải có sự đánh đổi. Ngoại trừ thành tích, ai cũng nói rằng mất trụ cột thì SGB chỉ còn là cái tên và là “Bầy trẻ trâu”. Nhưng họ vẫn vươn lên dù không là đại diện của Việt Nam tham dự MSI. Một tập thể như vậy chắc chắn có sự điều chỉnh về nhân sự, về lực lượng để đưa các bạn lên. Một đội tuyển trẻ như vậy, có được sự giữ nhịp rất quan trọng.

Bởi lẽ, chúng ta đều dễ nản và có những xung đột trong nội bộ. Những bạn trẻ sẽ có sự nông nổi và chỉ trích người này, người kia. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của chúng ta là làm mình mạnh hơn chứ không phải yếu đi, dù cho có người đến và người đi. Chẳng hạn như GAM, ai cũng nói GAM yếu đi thay người nhưng những đội khác cũng yếu đi. Vậy câu hỏi đặt ra là GAM mạnh lên hay ngược lại? Đó là thứ mà chúng ta cần giải quyết.

Giám đốc Trần Sơn Arik: 'Esports Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, có thành tích là một bước lên mây'

- Việc được tính huy chương chính thức ở SEA Games 31 liệu có phải là bước ngoặt đối với Esports Việt Nam?

Chắc chắn. Vì thứ Việt Nam còn thiếu là sự ghi nhận và sự đầu tư. Khi các tuyển thủ từ bỏ con đường học vấn, từ bỏ đại học để thi đấu chuyên nghiệp thì liệu các bạn có tự dằn vặt rằng mình lựa chọn đúng không? Hay các bạn cũng phải đấu tranh với gia đình bạn bè và xã hội cũng hoài nghi.

Thứ hai, câu hỏi về việc các tổ chức có được đầu tư bài bản hơn không. Sau khi tin về Esports xuất hiện ở SEA Games, tôi cũng được một số nhà đầu tư hỏi về vấn đề này. Họ rất quan tâm đến chuyện có một tựa game mới và họ muốn biết rằng tôi có thể tác động gì đến vấn đề này hay không.

Khi Esports Việt Nam có thành tích ở SEA Games, đó có thể là một bước lên mây. Nhiều nhà đầu tư thấy được tiềm năng ở Việt Nam. Hơi “mơ” một tí, nhưng nếu Việt Nam giành được 3 Huy chương Vàng, các khu vực sẽ thấy được tiềm năng của tuyển thủ. Chi phí đầu tư ở Việt Nam cũng rẻ hơn khu vực khác. Vì thế, tại sao chúng ta không đầu tư về thị trường mà có sẵn yếu tố về con người? 

Chi phí đầu tư cho một đội tuyển có giá ở Esports Việt Nam trong 1 năm vẫn chưa bằng 1 tuần lương của một cầu thủ bóng đá. Tại sao chúng ta không thử? Nếu không thử, không tin thì sẽ không có cơ hội.

- Anh có thể so sánh gì giữa Esports Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á? Ở góc độ rộng hơn, Esports Việt Nam đang đứng ở đâu so với mặt bằng chung của thế giới?

Trong Đông Nam Á, có hai thị trường mạnh nhất là Việt Nam và Indonesia. Rộng ra, Đông Nam Á vẫn là khu vực có sự trỗi dậy của ngành công nghệ thông tin, viễn thông, kết nối Internet. Cho nên, các nước khác chuyển dịch sự đầu tư sang Esports ở Đông Nam Á là khả dĩ. Chẳng hạn, các đội như ở Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc vẫn luôn tìm đến Đông Nam Á để làm sân sau vì chi phí nhân sự rẻ, chi phí đầu tư rẻ. 

Rất nhiều tổ chức đã và đang muốn đầu tư một đội ở Việt Nam, xem trong 1 năm hay nửa năm có thể sinh lời hay không. Cơ hội ở quốc tế là hoàn toàn có, khi SEA Games, ASIAD ở Trung Quốc chẳng hạn. Việc Việt Nam được tham dự khá đơn giản vì Trung Quốc có thể xem như nước láng giềng, đồng thời cơ hội cạnh tranh khá dễ. Ngoài ra, chúng ta cũng không quá lệch về múi giờ, về thời tiết hay gặp khó trong chuyện ăn uống. 

- Để bắt kịp những quốc gia phát triển, Esports Việt Nam cần làm gì?

Cần nhất vẫn là sự đầu tư, thứ hai là mặt con người và mặt nhận thức của các bạn khi phải xem đây là một nghề. Chúng ta phải truyền đạt, nói lên quan điểm với những bạn cùng làm Esports, với những người mới. Chúng ta đang thiếu thốn về mặt chuyên môn lẫn hậu cần và quan trọng là sự chuyên nghiệp trong bộ máy tổ chức như vai trò quản lý đội, huấn luyện viên, đội ngũ truyền thông, chuyên gia dinh dưỡng, ăn uống.

Hoặc những vị trí như kỹ thuật viên, trọng tài, quản lý vận động viên. Chúng ta phải có lớp kế cận và nhân sự được đầu tư. Tôi không muốn Esports thụt lùi về mặt tổ chức và những người có kinh nghiệm cần phải lan tỏa, đào tạo lứa kế cận trong trường hợp chúng ta không còn nhanh nhạy nữa. Vận động viên vẫn luôn có người trẻ thôi, nhưng nếu không có những người đứng sau để giúp các bạn tốt lên, chúng ta sẽ thụt lùi về mặt tổ chức. 

Giám đốc Trần Sơn Arik: 'Esports Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, có thành tích là một bước lên mây'

Những tổ chức ở Hàn Quốc mạnh lên không phải do người chơi mà là do những người đứng sau. Họ có bộ sậu biết làm kinh tế, tìm được nhà đầu tư và quảng bá hình ảnh. Một tổ chức như T1 hay Damwon có khoảng 10 tuyển thủ.Tuy nhiên đội ngũ đứng sau để quản lý cuộc sống, sinh hoạt và truyền thông lại cực kỳ khủng. Theo tôi, để tiếp cận với thế giới, chúng ta cần phải xem Esports như một ngành giải trí.

Các ngôi sao như những “boy band”, phải làm những thứ như fan meeting, thể hiện trước công chúng, giao lưu, hoạt động mang tính đánh bóng hình ảnh. Sự chuyên nghiệp của Esports phải có yếu tố giải trí và cần có những người biết làm. Chúng ta chỉ biết thi đấu thôi, còn sau thi đấu là gì thì chúng ta không biết. Thắng thì vui, thua thì buồn, thế thôi.

- Cơ hội của Esports Việt Nam tại SEA Games 31 sắp tới và trong tương lai là thế nào?

Vẫn phải chờ vào thành tích, thu hút được đầu tư hay không, có được sự thừa nhận hay không thì phải nhờ vào thành tích. Dĩ nhiên, đã là một giải đấu để tranh tài thì phải nhìn vào bảng xếp hạng để nói chuyện. Với khán giả và người dân trong nước, họ luôn muốn thấy chúng ta ở đâu trên bảng xếp hạng. Yếu tố màu cờ sắc áo được thể hiện rất rõ ở đây.

Nếu như là sân chơi trong nước, yếu tố thành tích có thể không phải là quan trọng nhất. Nhưng đã là quốc tế, dù không phải là 100%, nhưng thành tích cũng chiếm 70% hoặc 80%. Số phần trăm còn lại là tận dụng cơ hội sau khi đạt được mục đích. Cuối cùng, mục tiêu vẫn là tiếng nói của Việt Nam trong khu vực, đó là tiền đề, là bước đệm để nhận ra rằng Esports Việt Nam đang ở đâu? Tại sao tôi phải thừa nhận Esports Việt Nam? Tại sao cần phải hỗ trợ thêm cho Esports? Hay tại sao phải thành lập Liên đoàn Esports ở Việt Nam, hay tổ chức kiểm soát tuyển thủ như KeSPA ở Hàn Quốc?

Những hành vi vi phạm của tuyển thủ trong khi thi đấu hoàn toàn có thể bị chế tài về mặt pháp luật. Chúng ta cần những thứ ấy để làm cho hình ảnh của vận động viên tốt hơn, làm cho vận động viên bớt đi những phút bốc đồng. Việc tiêu cực bắt nguồn từ khá nhiều nguồn, tuy nhiên nếu vin vào sự tiêu cực để đánh giá về một nền Esports thì khá bất công.

- Cảm ơn anh về cuộc phỏng vấn này!

 

Thành Đạt
Vi Anh

15.07.2021

Nhận định, soi kèo Toluca vs CDSyC Cruz Azul, 08:00 ngày 28/04/2024 VĐQG Mexico 2023-2024

Nhận định, soi kèo Toluca vs CDSyC Cruz Azul, 08:00 ngày 28/04/2024 VĐQG Mexico 2023-2024

Nhận định bóng đá trận Toluca vs CDSyC Cruz Azul diễn ra vào lúc 08:00 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 17 VĐQG Mexico 2023-2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo FC Dallas vs Houston Dynamo, 07:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo FC Dallas vs Houston Dynamo, 07:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận FC Dallas vs Houston Dynamo diễn ra vào lúc 07:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo Chicago Fire vs Atlanta United, 07:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo Chicago Fire vs Atlanta United, 07:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận Chicago Fire vs Atlanta United diễn ra vào lúc 07:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo Nashville vs San Jose Earthquakes, 07:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo Nashville vs San Jose Earthquakes, 07:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận Nashville vs San Jose Earthquakes diễn ra vào lúc 07:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo Minnesota United FC vs FC Kansas City, 07:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo Minnesota United FC vs FC Kansas City, 07:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận Minnesota United FC vs FC Kansas City diễn ra vào lúc 07:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

VCK U23 châu Á 2024 lập kỷ lục về số lượng thẻ đỏ

VCK U23 châu Á 2024 lập kỷ lục về số lượng thẻ đỏ

Với sự trợ giúp của công nghệ và những thay đổi trong việc ra quyết định của trọng tài, giải U23 châu Á năm nay ghi nhận kỷ lục về số lượng thẻ đỏ.

Giải vô địch 9 bi nữ thế giới 2024 công bố tiền thưởng khủng

Giải vô địch 9 bi nữ thế giới 2024 công bố tiền thưởng khủng

Theo thông báo từ Predator Pro Billiard Series, giải vô địch 9 bi nữ thế giới 2024 (WPA Women's World 9-Ball Championship 2024) sẽ diễn ra từ ngày 2/9 - 8/9, tại New Zealand, với sự góp mặt của 48 cơ thủ.

Nhận định, soi kèo Sporting San Jose vs Municipal Liberia, 07:00 ngày 28/04/2024 VĐQG Costa Rica 2023-2024

Nhận định, soi kèo Sporting San Jose vs Municipal Liberia, 07:00 ngày 28/04/2024 VĐQG Costa Rica 2023-2024

Nhận định bóng đá trận Sporting San Jose vs Municipal Liberia diễn ra vào lúc 07:00 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 20 VĐQG Costa Rica 2023-2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo Bahia vs Gremio (RS), 07:00 ngày 28/04/2024 VĐQG Brazil 2024

Nhận định, soi kèo Bahia vs Gremio (RS), 07:00 ngày 28/04/2024 VĐQG Brazil 2024

Nhận định bóng đá trận Bahia vs Gremio (RS) diễn ra vào lúc 07:00 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 VĐQG Brazil 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo Orlando City vs Toronto FC, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo Orlando City vs Toronto FC, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận Orlando City vs Toronto FC diễn ra vào lúc 06:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo New York Red Bulls vs Vancouver Whitecaps, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo New York Red Bulls vs Vancouver Whitecaps, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận New York Red Bulls vs Vancouver Whitecaps diễn ra vào lúc 06:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo Columbus Crew vs Montreal Impact, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo Columbus Crew vs Montreal Impact, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận Columbus Crew vs Montreal Impact diễn ra vào lúc 06:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo Philadelphia Union vs Real Salt Lake, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo Philadelphia Union vs Real Salt Lake, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận Philadelphia Union vs Real Salt Lake diễn ra vào lúc 06:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo New England Revolution vs Inter Miami, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo New England Revolution vs Inter Miami, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận New England Revolution vs Inter Miami diễn ra vào lúc 06:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo New York City FC vs Charlotte FC, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo New York City FC vs Charlotte FC, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận New York City FC vs Charlotte FC diễn ra vào lúc 06:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo DC United vs Seattle Sounders, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo DC United vs Seattle Sounders, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận DC United vs Seattle Sounders diễn ra vào lúc 06:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo FC Cincinnati vs Colorado Rapids, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định, soi kèo FC Cincinnati vs Colorado Rapids, 06:30 ngày 28/04/2024 Nhà nghề Mỹ MLS 2024

Nhận định bóng đá trận FC Cincinnati vs Colorado Rapids diễn ra vào lúc 06:30 ngày 28/04/2024 trong khuôn khổ 4 Nhà nghề Mỹ MLS 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Lịch thi đấu tennis Madrid Open 2024, ltđ Madrid Masters hôm nay mới nhất

Lịch thi đấu tennis Madrid Open 2024, ltđ Madrid Masters hôm nay mới nhất

Lịch thi đấu tennis Madrid Open 2024 hôm nay. iThethao.vn cập nhật lịch trực tiếp giải Masters 1000 - Madrid Masters 2024 nhanh nhất và chính xác nhất.

Kết quả tennis Madrid Open 2024, kq Madrid Masters hôm nay mới nhất

Kết quả tennis Madrid Open 2024, kq Madrid Masters hôm nay mới nhất

Kết quả tennis Madrid Open 2024 hôm nay. iThethao.vn cập nhật kết quả theo ngày giải Masters 1000 - Madrid Masters 2024 nhanh nhất và chính xác nhất.

Tứ kết World Pool Masters 2024: Ko Ping Chung vs Joshua Filler, Shane Van Boening vs Jayson Shaw

Tứ kết World Pool Masters 2024: Ko Ping Chung vs Joshua Filler, Shane Van Boening vs Jayson Shaw

Top 8 World Pool Masters 2024 đã lộ diện và vòng tứ kết hứa hẹn sẽ cực kỳ hấp dẫn với những trận đấu đỉnh cao khi hội tụ đầy đủ hạt giống của giải.