SEA GAMES 32nd

ĐẠI HỘI THỂ THAO ĐÔNG NAM Á 2023

Lược sử bộ môn Judo tại SEA Games 31

Thứ bảy, 12/02/2022 17:25 (GMT+7)

Cùng với Taekwondo, Karate, Boxing, Judo là một trong những thế mạnh của Thể thao Việt Nam tham dự các kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á – SEA Games.

Được đánh giá là môn võ rất dễ tiếp cận cả về chuyên môn lẫn văn hóa, Judo đã nhanh chóng phổ biến trên khắp lãnh thổ Việt Nam và đã để lại rất nhiều những thành tích đáng tự hào cho thể thao Việt Nam từ đấu trường trong nước, khu vực đến đầu trường thế giới.

Lược sử bộ môn Judo tại SEA Games 31 - Ảnh 2
Cha đẻ của bộ môn Judo là võ sư Kano Jigoro (Ảnh Wiki)

Judo hay Nhu đạo là một môn võ thuật của xứ sở hoa anh đào Nhật Bản do võ sư Kano Jigoro (1860-1938) sáng lập ra năm 1882 trên nền tảng môn võ cổ truyền Nhu thuật (Jujutsu) của người Nhật. “Ju” (nhu) có nghĩa là "mềm dẻo, khéo léo, uyển chuyển"; “do” (đạo) là "con đường", nghĩa chuyển là "nghệ thuật". 

Với mục đích "lấy nhu thắng cương", Jujutsu là một môn võ chiến đấu với những đòn như bẻ tay, bẻ cổ,... dễ gây tổn thương cho võ sinh, nên võ sư Kano Jigoro đã bỏ bớt các yếu tố bạo lực đó của Jujutsu và làm cho môn võ Judo mang tinh thần của thể thao nhiều hơn để dễ tiếp cận với tất cả mọi người.

Judo nhanh chóng được chính phủ Nhật Bản phổ biến rộng rãi cả nước cho khắp các đối tượng từ học sinh, sinh viên, giáo viên đến cảnh sát, … Judo nhanh chóng phổ biến trên khắp thế giới và lần đầu tiên có mặt tại Olympic năm 1964. Ngay sau đó, năm 1965, bộ môn Judo được lập tức đưa vào thi đấu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á – SEA Games lần thứ 3 được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia. 

Năm 1956, Liên đoàn Judo Quốc tế (IJF) được thành lập. Hiện nay IJF có 112 nước thành viên trong đó có Việt Nam.

Lược sử bộ môn Judo tại SEA Games 31 - Ảnh 1
Mặc dù Judo có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng lại đến Việt Nam từ Thái Lan và từ Pháp (Ảnh Wiki)

Mặc dù Judo có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng lại đến Việt Nam từ Thái Lan và từ Pháp. Năm 1937 một sĩ quan trong quân đội Hoàng Gia Thái Lan lưu vong sang Việt Nam được Chánh Mật thám Đông Dương thời bấy giờ mời dạy môn Judo cho nhân viên Cảnh sát, Công an và một số Pháp kiều tập luyện. 

Đến năm 1946, một Võ sư Judo người Việt Nam mang huyền đai I đẳng là Pham Đăng Cao từ Pháp về Sài Gòn, mở lớp tập tại sân Hào Thành, lúc đầu cũng chỉ có người Pháp theo tập. Một thời gian sau ông Phạm Đăng Cao sang Pháp dự thi huyền đai II đẳng và trở về Việt Nam mở lớp Judo đầu tiên tại Cần Thơ một cách đại chúng khi ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng Cần Thơ.

Sau đó Judo nhanh chóng được phổ biến tại Sài Gòn do các võ sư Võ sư Hồ Cẩm Ngạc, Võ sư Phạm Lợi, Võ Sư kiêm Đại Đức Thích Tâm Giác tổ chức các lớp tập phổ biến rộng rải đến nhiều tầng lớp dân chúng tại đây. Từ đó Judo nhanh chóng lan rộng ra khắp cả nước và được đông đảo các tầng lớp tập luyện.

Sau nhiều năm vắng bóng, thể thao Việt Nam mới được tái hội nhập với SEA Games từ SEA Games 15 năm 1989 tổ chức tại Malaysia. Riêng bộ môn Judo thì phải đến năm 1991 tại SEA Games 16 do Philippines tổ chức mới cử được vận động viên đi thi đấu.

Lược sử bộ môn Judo tại SEA Games 31 - Ảnh 5
Judo Cao Ngọc Phương Trinh đã giành HCV cho Việt Nam tại SEA Games 16 (Ảnh Instagram)

Và ngay lần đầu tham dự SEA Games, dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng đội tuyển quốc gia Nguyễn Hữu Huy, võ sĩ Judo Cao Ngọc Phương Trinh đã có ngay HCV cho Việt Nam ở nội dung nữ hạng cân 48 kg.

Đến SEA Games 17 (1993), ngoài việc Phương Trinh tiếp tục có HCV ở hạng cân 48 kg sở trường của mình, Judo Việt Nam vinh dự có thêm HCV đầu tiên của nam do Nguyễn Quốc Trung đoạt được ở hạng cân 60 kg. 

Đặc biệt ở SEA Games 18 (1995) tại Thái Lan, võ sĩ Cao Ngọc Phương Trinh lại lập được hat-trick khi lần thứ ba liên tiếp đoạt HCV hạng cân 48 kg, làm uy thế của Judo Việt Nam vang xa trên đấu trường quốc tế.

Lược sử bộ môn Judo tại SEA Games 31 - Ảnh 4
Judo Việt Nam liên tục gặt hái được những thành tích đáng tự hào trên đấu trường SEA Games (Ảnh Instagram)

Kể từ đó đến nay, Judo Việt Nam liên tục gặt hái được những thành tích đáng tự hào trên đấu trường SEA Games bởi những cái tên như Cao Ngọc Phương Trinh, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Thị Kim Vui, …

Những kỳ SEA Games gần đây, Judo Việt Nam nổi lên những cái tên như Văn Ngọc Tú, Nguyễn Thị Thanh Thủy. Không những làm mưa làm gió tại SEA Games, Ngọc Tú và Thanh Thủy đã từng góp mặt thi đấu tại các kỳ Olympic.

Lược sử bộ môn Judo tại SEA Games 31 - Ảnh 3
Nguyễn Thị Thanh Thủy thi đấu tại đấu trường Olympic (Ảnh AFP)

Tại SEA Games 31 được tổ chức ở Việt Nam, bộ môn Judo sẽ thi đấu trong 5 ngày từ 18/05 đến 22/05/2022 với 13 nội dung thi đấu gồm 6 nội dung cho nam (-55kg, -60kg, -66kg, -73kg, -90kg, Kodokan Goshin Jutsu), 6 nội dung cho nữ (-45kg, -48kg, -52kg, -57kg, -63kg, Katame No Kata) và 1 nội dung hỗn hợp (Mixed). Các nội dung thi đấu được diễn ra tại Nhà thi đấu Hoài Đức, Hà Nội.

Judo Việt Nam tại SEA Games 31 lần này sẽ đặt niềm tin vào những cái tên như Nguyễn Thị Thanh Thủy, Dương Thị Quỳnh Như, Phương Quỳnh, … sẽ đem về những tấm huy chương quý giá cho đoàn thể thao Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN

Nữ võ sĩ Judo Nguyễn Thị Thanh Thủy đã không thể tạo nên bất ngờ trước đối thủ mạnh Andreea Chitu người Romania trong trận ra quân ở Olympic Tokyo 2021.

Olympic

Tuy đã dừng chân tại Olympic 2021 nhưng nữ võ sĩ Judo Nguyễn Thị Thanh Thủy đã để lại nhiều dấu ấn tại các đấu trường lớn trong và ngoài khu vực, từ Sea Games 28 đến Olympic 2021.

Olympic

Là một trong những môn thể thao có nhiều đóng góp tại đấu trường SEA Games, Taekwondo chưa hề vắng mặt trong tất cả các kỳ SEA Games từ năm 1987.

Võ thuật

Thành Dương

TT
Quốc gia
Tổng
1
Việt Nam Việt Nam
136
105
114
355
2
Thái Lan Thái Lan
108
95
108
311
3
Indonesia Indonesia
85
81
109
275
4
Campuchia Campuchia
81
74
126
281
5
Philippines Philippines
58
86
116
260
6
Singapore Singapore
51
42
64
157
7
Malaysia Malaysia
34
45
97
176
8
Myanmar Myanmar
21
25
68
114
9
Lào Lào
6
21
60
87
10
Brunei Brunei
2
1
6
9
11
Timor Leste Timor Leste
0
0
8
8

Tin nổi bật

Nhận định bóng đá