Nhìn lại sự nghiệp của mình, Nghiêm Xuân Tú trân trọng và biết ơn những người đã dìu dắt mình ở Than Quảng Ninh. Tuy nhiên khi đang dần bước sang bên kia sườn dốc sự nghiệp, anh cũng không thể mãi chờ đợi trong mỏi mòn.

Nhìn lại sự nghiệp của mình, Nghiêm Xuân Tú trân trọng và biết ơn những người đã dìu dắt mình ở Than Quảng Ninh. Tuy nhiên khi đang dần bước sang bên kia sườn dốc sự nghiệp, anh cũng không thể mãi chờ đợi trong mỏi mòn.

_________________________

- Những ngày qua đã có rất nhiều chuyện xảy đến với CLB Than Quảng Ninh. Câu chuyện cầu thủ 8 tháng không có lương chưa giải quyết xong thì ồn ào xung quanh trận thua Hà Nội FC 0-4 lại nổi lên. Điều này ảnh hưởng sao đến các cầu thủ Quảng Ninh?

Thực sự sau trận thua Hà Nội FC tôi rất khó ngủ, bởi nhiều người vào nói này nói kia, chỉ trích Than Quảng Ninh làm trò. Nhưng xin nói thẳng một câu: bán độ mà bán dễ thế thì cầu thủ giàu lắm rồi.

Nghiêm Xuân Tú: Tôi sang châu Âu tập cho biết chứ không theo nổi, cố ở lại có khi thất nghiệp

Nhìn vào những tấm gương những người đi trước phải vào tù thì không ai làm như thế cả. Xét cho cùng lực lượng Than Quảng Ninh chỉ đến thế thôi. Các bạn nói là Hà Nội FC sứt mẻ lực lượng, nhưng thử đặt hai đội hình lên bàn cân đi. Bốn hậu vệ của Hà Nội là tuyển thủ quốc gia, rồi còn Tấn Tài, Moses, Quang Hải, Geovane ở trên. Còn Than Quảng Ninh có những ai?

- Anh có buồn khi phải nghe những điều tiếng như vậy từ dư luận không?

Tất nhiên cũng chẳng thế trách dư luận được. Bóng đá có cái bạc của nó. Thắng nhiều không sao, nhưng thua đúng một trận vào đúng ngày, đúng thời điểm thế là người ta nói không hay về mình.

Bóng đá bây giờ nhiều khi mọi người cứ hơi drama quá. Nghe thấy buồn cười. Than Quảng Ninh chẳng liên quan gì đến bầu Hiển cả.

Đá trận đấy kiểu gì người ta nói cũng được. Thắng thì khen anh em dù có chuyện lớn trước trận nhưng vẫn vượt qua được, mà thua thì thành bán độ nọ kia ngay, rằng mấy “thằng lớn” ở Than Quảng Ninh bày trò, xui các em. Hôm trước là anh, hôm sau lại là thằng. Câu chuyện nghe thấy buồn, và cũng buồn cười nữa.

Chia sẻ thêm một chút, cũng vào quãng thời gian này cách đây 7 năm, tôi có một kỷ niệm buồn ở CLB Thanh Hóa. Năm 2014, CLB Thanh Hóa đang có chuỗi 9 trận bất bại ở giai đoạn đầu V.League thì vào Đồng Nai thua một trận tới 8-0 luôn. Về anh em không ngủ nổi. Thực sự mọi người phải trải qua một giai đoạn khủng khiếp. Và không ngờ nhiều năm sau, cũng vào lúc này lại có thêm câu chuyện như thế này nữa.

- Đó chỉ là vấn đề xảy ra vì một trận đấu nhưng cũng đã mang đến nhiều ấm ức cho các cầu thủ. Còn với chuyện bị nợ lương, vì sao các anh lại chấp nhận chịu đựng hoàn cảnh đó lâu đến vậy?

Câu chuyện khó khăn của Than Quảng Ninh đến từ cuối 2019 rồi. Lúc đó bắt đầu có chuyện chậm lương. Ban đầu chậm 1,2 tháng rồi càng ngày càng sâu hơn.

Nghiêm Xuân Tú: Tôi sang châu Âu tập cho biết chứ không theo nổi, cố ở lại có khi thất nghiệp

Thực ra Tú nghĩ một phần cũng do dịch bệnh Covid-19 khiến tất cả các doanh nghiệp đều gặp khó khăn chứ chỉ riêng cho bóng đá đâu.

Đồng thời theo một số nguồn tin mà tôi biết, hai năm nay Tập đoàn Vinacomin đã không hỗ trợ chủ tịch CLB Phạm Thanh Hùng nữa khiến cho ông gặp rất nhiều khó khăn.

Mặc dù chú Hùng là người rất tâm huyết, nhất quyết không bỏ đội bóng để có thể giữ được đội bóng, giữ được cái tên Than Quảng Ninh, nhưng để một mình cá nhân như chú bỏ ra một năm 70,80 tỷ đồng để nuôi đội bóng mà không có sự hỗ trợ của đơn vị khác nữa thì thực sự rất khó. Nhất là trong hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh như thế này.

- Trong suốt quãng thời gian qua, chủ tịch Phạm Thanh Hùng đã nói những gì với các cầu thủ?

Tú nghĩ tất cả anh em còn ở đây đến thời điểm này đều là vì chú Hùng. Chú luôn là một người sống rất tình cảm, coi anh em cầu thủ như con cháu trong nhà vậy. Lúc nào ai có khó khăn hay cần sự giúp đỡ thì chú không bao giờ từ chối cả.

Có những cầu thủ buộc phải chọn cách ra đi vì họ cũng phải lo cho cuộc sống riêng. Nhưng kể cả khi đã đi rồi, khi nhắc đến chủ tịch Phạm Thanh Hùng thì họ vẫn luôn dành cho chú sự trân trọng và tình cảm rất đặc biệt.

Còn với những ngườiở lại, phải nói thật rằng tôi và một vài anh em lớn trong đội trước mùa giải cũng mất phương hướng, không biết đội bóng của mình đi về đâu. Nhưng chủ tịch Phạm Thanh Hùng có nói một câu: Còn chú ở đây, anh em ai còn tình cảm, tình nghĩa với CLB Than Quảng Ninh và chú thì ở lại cùng chú vượt qua giai đoạn khó khăn này.

- Tuy nhiên có lẽ điều gì cũng có giới hạn?

Thực sự trong thời gian vừa qua khi các cầu thủ đồng loạt lên tiếng thì một phần cũng cảm thấy có gì đó rất áy náy với chủ tịch.

Nhưng thực ra không còn cách nào khác. Chúng tôi bắt buộc phải làm như vậy để tạo ra áp lực nào đó, để những ai có trách nhiệm trong việc quản lý đội bóng này phải có lời nói hay lộ trình cụ thể.

Anh em cầu thủ không phải vì trước mắt giải ngân bao nhiêu, thưởng nóng bao nhiêu cả. Chúng tôi chỉ cần hưởng đúng và đủ công sức lao động của anh em cầu thủ bỏ ra thôi.

Cái đấy có thì tốt, cũng là một phần động viên cho anh em nhưng nó không phải lâu dài. Điều cần nhất bây giờ là một lộ trình dài hơi cho một CLB giàu truyền thống như Than Quảng Ninh.

Nghiêm Xuân Tú: Tôi sang châu Âu tập cho biết chứ không theo nổi, cố ở lại có khi thất nghiệp

- Trong thời gian 8 tháng không lương, cuộc sống của anh và các đồng đội như thế nào?

Không chỉ riêng cầu thủ mà bất kỳ ai đi làm cũng thế, đều bị ảnh hưởng về kinh tế trong hoàn cảnh này. Chúng tôi cũng chỉ là những người lao động thôi. Chậm lương 1,2 tháng thôi đã thấy cuộc sống khó khăn rồi.

Tất nhiên với những cầu thủ như tôi và một số anh em lớn như Hồng Quân, Hải Huy, Nguyên Sa… đã có nhiều năm thi đấu, có sự tích lũy cho gia đình rồi nên cuộc sống cũng đỡ hơn một chút. Còn những anh em cầu thủ trẻ, mới chập chững trong vài năm trong nghề thì thực sự rất khó khăn.

Đó là còn chưa kể có những người khi đội bóng còn ổn định thì quyết định vay thêm ngân hàng, đầu tư bất động sản. Đó cũng là một hình thức kinh doanh rất tốt. Nhưng đến khi mọi thứ khó khăn quá rồi, họ vừa không có thu nhập lại vừa phải trả lãi ngân hàng.

Thực sự gần hai năm nay chúng tôi không nhận được khoản tiền nào. Và rồi đến lúc không cố được nữa thì anh em phải chấp nhận bán rẻ miếng đất, căn nhà mà họ mua kinh doanh.

Nghiêm Xuân Tú: Tôi sang châu Âu tập cho biết chứ không theo nổi, cố ở lại có khi thất nghiệp

Nhiều anh em trước nay là trụ cột kinh tế, vợ chỉ ở nhà nội trợ. Còn tôi thì may mắn hơn, bản thân có tích lũy và vợ ở nhà cũng kinh doanh được. Nhờ thế mà có kinh tế để hàng tháng chi tiêu, nuôi hai con ăn học. Chứ anh em cầu thủ có làm thêm được cái gì đâu mà bảo ngoài bóng đá kiếm thêm được nữa.

Thực sự trong quãng thời gian vừa rồi phải dựa vào hậu phương rất nhiều. Vấn đề của CLB thì mọi người đã nói rất nhiều rồi, ai cũng biết được khó khăn đó rồi. Thế nên vợ cũng rất thông cảm với mình.

- Có khi nào anh phải cho đồng đội vay tiền vì họ khó khăn quá không?

Có chứ. Những lúc thế này các em trẻ cần đến sự giúp đỡ. Như dịp Tết vừa rồi, các anh lớn phải giúp đỡ các em. Nhiều thì không có, bởi chúng tôi cũng khó khăn như các em thôi, nhưng cố gắng được đồng nào hay đồng đấy.

Sau cả một năm tập luyện, thi đấu, mọi người cố giúp cho các em có tiền mua quà về cho gia đình.Ở đây nhiều gia đình cũng không phải khá giả. Ngày Tết đi xa về chỉ cần mua cho em nhỏ trong nhà cái áo, cái quần mới, hay là một cành đào tượng trưng thôi làkhông khí khác hẳn rồi.

- Khó khăn như vậy nhưng Than Quảng Ninh lại khiến tất cả ngỡ ngàng với thành tịch rất tốt ở V.League 2021. Các cầu thủ đã làm gì để giữ vững tâm lý thi đấu trong hoàn cảnh này?

Nói thật, rất khó để kiếm được tập thể nào vừa ý thức vừa có sự chuyên nghiệp với nghề như thế này. Anh em trong đội biết cách bảo nhau, đoàn kết. Và các em trẻ cũng rất ngoan.

Chúng tôi nói với các em rằng không biết đội bóng có ra sao thì cũng phải thể hiện mình là cầu thủ chuyên nghiệp, phải cháy với nghề. Chúng ta may mắn hơn rất nhiều người khi còn đang được tập luyện, chơi bóng và hàng tuần được ra sân thi đấu. Tất cả phải trân trọng những phút giây này. Không thể vì hôm nay CLB khó khăn, gặp vấn đề mà mình đã có tâm lý, tư tưởng lệch lạc.

Trong giai đoạn đầu V.League 2021 chúng tôi thi đấu rất tốt mặc dù chế độ lương, thưởng, đãi ngộ không có. Nhưng anh em bảo ban nhau, vào sân thi đấu đoàn kết.

Lúc thắng trận anh em vui lắm. Mọi người hồ hởi bắt tay, ôm lấy nhau. Nhưng sau đó nỗi lo về cơm áo gạo tiền, lo cho tương lai của đội bóng lại hiện ra. Anh em đều nghĩ rằng để mất một tập thể như thế này thực sự rất tiếc. Tiếc cho công sức của anh em, tiếc cho một địa phương có phong trào bóng đá tốt, người dân hâm mộ cuồng nhiệt.

- Trong thời gian qua đã có nhiều cuộc họp giữa đội bóng và các bên liên quan được tổ chức. Không khí trong các cuộc họp đó có căng thẳng không?

Các cuộc họp có từng giai đoạn một. Lúc đầu họp cảm giác rất nhẹ nhàng khi các bên đưa ra lời hứa, dự định cho tương lai. Sau đó mãi không thấy đâu thì sang cuộc họp thứ hai, thứ ba nhưng vẫn chưa tìm thấy được hướng giải quyết.

Dần dần các cuộc họp sau có nhiều câu chất vấn hơn. Anh em cầu thủ thực sự cũng có giới hạn. Sự chịu đựng không thể kéo dài mãi được.

Nghiêm Xuân Tú: Tôi sang châu Âu tập cho biết chứ không theo nổi, cố ở lại có khi thất nghiệp

- Và đó là lý do khiến các anh phải đồng loạt lên tiếng trên facebook cá nhân?ư

Tất cả anh em cầu thủ muốn lên tiếng để đòi lại công bằng cho mình, để được nhận về đúng với thành quả lao động mình bỏ ra. Đáng lẽ chúng tôi làm từ vài trận trước rồi, nhưng anh em lại cứ nghĩ “thôi cố nốt trận này”. Nhưng không thể cứ cố mãi được.

Thực sự với Than Quảng Ninh thành quả như vậy là rất tốt, khi mà lực lượng chảy máu liên tục, các trụ cột ra đi và phải đôn nhiều cầu thủ trẻ lên. Thậm chí đó còn là kết quả cao nhất của Than Quảng Ninh từ ngày bước chân lên V.League.

- Với cá nhân anh, có nhiều đội bóng gửi lời mời vào lúc này không?

Không chỉ đến khi Than Quảng Ninh gặp khó khăn tôi mới nhận được lời mời từ các CLB khác. Năm 2016, 2019 hết hợp đồng, tôi đã nhận được khá nhiều lời đề nghị. Và vừa rồi khi Than Quảng Ninh rời vào tình cảnh như thế này, những lời mời đến liên tục.

Nhưng quan điểm tôi đã thống nhất ngay từ đầu rồi, khi nào chủ tịch nói với Tú rằng hãy ở lại chơi, cống hiến cho CLB thì tôi sẵn sàng ở lại. Tú nghĩ cho đến thời điểm này chú Hùng đang gặp rất nhiều khó khăn. Anh em cầu thủ đang rất gồng, rất nhẫn nại để có thể chờ đợi những điều tươi sáng hơn cho Than Quảng Ninh.

- Khó khăn mới chỉ được giải quyết tạm thời. Đội vẫn còn nợ lại những khoản thưởng, lót tay rất lớn. Trong trường hợp mọi việc không thể tìm được hướng giải quyết thì sao?

Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Cá nhân Tú bây giờ bước sang tuổi 33 rồi. Thẳng thắn mà nói, cơ hội của tôi không còn nhiều nữa. Có lẽ tôi cũng cần phải tính toán, cân bằng lại mọi thứ. Có những cầu thủ năm nay 27,28 tuổi họ có thể chờ. Nhưng thời gian của Tú không còn nhiều nữa.

Nhưng thực lòng cá nhân tôi không muốn rời đi. Nếu có sự lựa chọn, Tú vẫn luôn ưu tiên cho Than Quảng Ninh. Chỉ có điều tôi không còn nhiều thời gian, đang dần bước sang sườn dốc bên kia sự nghiệp rồi. Nếu có một cơ hội, tôi nghĩ những năm tháng còn được chơi bóng thì mình sẽ cống hiến hết mình cho bóng đá.

- Vì đâu mà một cầu thủ sinh ra ở Hà Nội như anh lại có gắn bó sâu đậm với Than Quảng Ninh đến vậy?

Tú đến đây từ năm 2015. Khoác áo Than Quảng Ninh chính là quãng thời gian đẹp nhất trong sự nghiệp của mình. Tình cảm dành cho CLB để mà nói thành lời thì không hết được. Nhưng Tú luôn tự hào rằng trong những năm tháng ở đây đã luôn thi đấu hết mình. Không bao giờ làm bất cứ điều gì hổ thẹn với bản thân và sự nghiệp cả.

Một điều nữa, khi gắn bó với Than Quảng Ninh, Tú nghĩ mình cân bằng được giữa sự nghiệp, kinh tế, tình yêu và đam mê. Có thể có nhiều đội khác đãi ngộ tốt hơn, nhưng mình bớt đi một chút và cảm thấy thoải mái vui vẻ giữa một bên là tình cảm, một bên là kinh tế. Đó là lý do đến thời điểm này tôi vẫn tồn tại ở đây và vẫn là thành viên CLB Than Quảng Ninh.

- Vậy còn con đường đến với bóng đá thì sao? Anh có từng nghĩ và đặt mục tiêu sẽ phải trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp bằng mọi giá? 

Câu chuyện của tôi chắc mọi người cũng từng nghe qua ít nhiều. Nhưng tôi cũng nhấn mạnh lại rằng mình là một cầu thủ được đào tạo, chứ không phải người đá phủi đi lên. Từ phủi mà lên chuyên nghiệp rất khó, không có đâu. Chỉ có những người được đào tạo nhưng vì lý do nào đó mà không đá nữa, nghỉ về chơi phủi, có nền tảng rồi sau đó đi lên lại thôi.

Tôi học hết cấp 3 ở Hà Nội mới bắt đầu chập chững đi đá bóng. Ngày ấy gia đình cũng không cho theo bóng đá sớm. Sau đó tôi được vào ở đội trẻ Hòa Phát Hà Nội, đá hạng Nhì, lên hạng Nhất. Khi vào trong đó tập luyện thấy hơi mệt mỏi. Đi khám tổng quát mới biết mình bị u đại tràng, phải nghỉ đá bóng để về điều trịung thư mất khoảng nửa năm.

Nghiêm Xuân Tú: Tôi sang châu Âu tập cho biết chứ không theo nổi, cố ở lại có khi thất nghiệp

Đó là quãng thời gian thực sự rất mệt mỏi. Chỉ ốm bình thường thôi đã mệt rồi chứ đừng nói là phải mang một cái u như vậy. Mệt mỏi về cả thể xác lẫn tâm trí. Nhưng tôi nghĩ mình may mắn hơn rất nhiều người khi  phát hiện sớm và được điều trị sớm. Đồng thời thể trạng cơ thể mình cũng tốt.

Nhưng khi khỏi bệnh rồi tôi cũng không nghĩ mình đi đá bóng chuyên nghiệp được nữa đâu. Năm tôi điều trị xong (2010), đi thử việc ở 5 đội hạng Nhất như An Giang, Kiên Giang… đều bị trả về hết. Họ bảo tôi không đủ sức khỏe. Hơn nữa người ta cũng nghe câu chuyện mình từng bị bệnh như vậy thì họ không muốn nhận đâu. Sau đó tôi dẹp hẳn câu chuyện chơi bóng chuyên nghiệp, về đi đá phủi.

- Nhưng rồi điều gì đã đưa anh tới V.League?

Giữa năm 2013, bác Mai Đức Chung gọi tôi vào Thanh Hóa. Đầu tiên tôi không định đi đâu, nhưng bác động viên, bảo thôi cháu cứ vào đây.

Tôi vào tập 4 ngày thì được ký hợp đồng, lương 10 triệu. Thời điểm 2013 được mức lương như thế là mình thấy sướng rồi.Hợp đồng chơi cho CLB Thanh Hóa đến hết mùa. Chưa có phí lót tay đâu nhưng chẳng sao, được đi đá bóng chuyên nghiệp là vui rồi.

Rồi ngay trận ra mắt gặp SLNA tôi lại ghi được bàn thắng quyết định cho CLB Thanh Hóa. Cũng nhờ thế mà mọi người biết đến tên của mình, giúp mình có được niềm tin, động lực để phấn đấu. Nếu không có bàn thắng đấy có khi tôi cứ mãi lẹt đẹt. Tôi vẫn luôn cho rằng đó là bàn thắng đã thay đổi cả cuộc đời, sự nghiệp của mình.

Sang năm 2014, CLB Thanh Hóa đề xuất ký thêm 1 năm. Lúc ấy tôi bắt đầu có lót tay. CLB trả 400 triệu/năm, lương tăng lên 25 triệu/tháng. Và tôi cũng bắt đầu được đá chính liên tục. Đá được vài trận thì bác Đệ (ông bầu Nguyễn Văn Đệ - PV) tăng lương lên cho thành 30 triệu đồng.

- Sau đó cơ duyên nào đưa anh tới Than Quảng Ninh?

Kết thúc mùa giải 2014, tôi bắt đầu nhận được lời mời từ những CLB khác. Thẳng thắn mà nói, bản thân mình cũng phải cân đo đong đếm về mặt kinh tế. Ai cũng như vậy thôi.

Nhưng lúc đó tôi chưa đến Than Quảng Ninh ngay đâu mà CLB Hải Phòng đưa ra đề nghị trước. Họ trả phí lót tay 800 triệu/năm, trong khi đó CLB Thanh Hóa chỉđề nghị 500 triệu thôi. Chắc chắn 100% mình sẽ đi theo con đường mới, bởi thời điểm đó con số chênh lệch thực sự rất lớn với tôi. Nếu về CLB Hải Phòng, tôi có thể cải thiện cuộc sống của mình, chăm lo cho vợ con.

Tuy nhiên tôi đến Hải Phòng tập luyện 1 tháng, mọi thứ ký nháy trên giấy tờ hết rồi nhưng bên CLB cứ trì hoãn việc ký hợp đồng. Tôi mới gọi điện thoại lên CLB, bảo rằng: “Cháu không phải cầu thủ đến đấy để thử việc, mà với tư cách một cầu thủ được chuyển nhượng. Tại sao các bác cứ bắt cháu tập cả tháng trời rồi mà không ký hợp đồng. Thôi cháu không tập nữa”.

CLB Hải Phòng có nói là từ từ, họ đang lo giấy tờ các thứ. Nhưng đến lúc họ muốn ký hợp đồng thì tôi đã có liên hệ với Than Quảng Ninh và đồng ý gia nhập đội rồi.

Thời điểm đó Than Quảng Ninh mới lên V.League thật nhưng họ đang gây được tiếng vang rất lớn trong làng bóng đá Việt Nam. Chủ tịch Phạm Thanh Hùng bắt đầu vào cầm đội bóng và đưa về một loạt các ngôi sao. Tôi nghĩ đây là môi trường tốt để mình phát triển sự nghiệp, học hỏi các anh lớn trong đội.

- Chơi tốt ở Than Quảng Ninh, anh lọt vào mắt xanh của HLV Hữu Thắng và được gọi lên ĐTQG. Nhưng rồi anh lại gặp chấn thương ngay trước ngày lên tuyển. Đó có lẽ là một trong những điều tiếc nuối nhất trong sự nghiệp của Nghiêm Xuân Tú?

Ngày đấy mình nghĩđơn giản lắm. Đá xong trận chung kết Cúp Quốc gia là xách balo lên tập trung đội tuyển chuẩn bị cho AFF Cup 2016.Nhưng tiếc rằng tôi lại không may mắn.

Tình huống đó tôi không va chạm với ai cả, tạt bóng xong không ngờ sân Hàng Đẫy lại có một cái gờ bê tông. Tôi bị mẻ xương bánh chè, nghỉ mất 4 tháng. Đó cũng là chấn thương duy nhất trong sự nghiệp của tôi tính đến thời điểm này.

Sau đó nằm nhà nhìn anh em thi đấu ở AFF Cup mình cũng buồn chứ. Đáng ra mình cũng có cơ hội, biết đâu được ra sân trong màu áo ĐT Việt Nam. Và cũng tiếc vì đến thời điểm này, dù có thêm vài  lần nữa được triệu tập nhưng vẫn chưa có lần nào được ra sân cho đội tuyển. Đó là điều đáng tiếc nhất trong sự nghiệp của mình.

Nghiêm Xuân Tú: Tôi sang châu Âu tập cho biết chứ không theo nổi, cố ở lại có khi thất nghiệp

- Cũng trong năm 2016, anh còn ghi dấu ấn khi được CLB của Đức mời sang thử việc. Điều đó có khiến anh cảm thấy bất ngờ không?

Ngày ấy có Kaiserslautern và Fortuna Düsseldorf gửi lời mời. Khi đón nhận thông tin như vậy thực sự mình thấy rất bất ngờ và có chút lăn tăn. Có rất nhiều cầu thủ giỏi, ngôi sao ở Việt Nam, tại sao họ lại mời mình?

Rồi tuyển trạch viên nói rằng họ thấy lối đá của mình cũng hợp, muốn mời sang thử việc. Thực lòng lúc đầu tôi cũng hơi ngại, bởi với cầu thủ Việt Nam thì bóng đá châu Âu vẫn ở một tầm khác. Không phải ngày ấy mà cả bây giờ, khi bóng đá Việt Nam phát triển nhiều rồi thì vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận như vậy. Ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản thì có thể, nhưng sang châu Âu lại là một câu chuyện khác.

Nhưng dù sao đó cũng là cơ hội không phải ai cũng có được. Trải nghiệm ở châu Âu mang tới cho anh cảm nhận ra sao?

Tôi quyết định tới tập ở Fortuna Düsseldorf. Sang đó thực sự cảm thấy mọi thứ rất ngợp, từ thể trạng tới tư duy chơi bóng. Thế nên mình sang tập là để học hỏi, đi cho biết thôi. Việc tập luyện thực sự khó lắm.

Nghiêm Xuân Tú: Tôi sang châu Âu tập cho biết chứ không theo nổi, cố ở lại có khi thất nghiệp

Rào cản ngôn ngữ là một vấn đề. Và trình độ chuyên môn họ cũng quá cao. Tôi sang tập 10 ngày thì bước vào kỳ nghỉ đông. Họ có hẹn sau kỳ nghỉ đông thì tôi hãy sang tập tiếp. Nhưng mình bảo thôi. Bởi vì hết kỳ nghỉ đông bên đấy là ở V.League bắt đầu rồi. Mà mình lại sang bên kia nữa thì có khi thất nghiệp, vì chắc chắn không được ký hợp đồng. Khẳng định 100% như thế.

- Đội bóng đòi hỏi ra sao khi tập luyện khiến anh cảm thấy khó khăn?

Việc tập luyện ở đội rất nghiêm túc. Ở Việt Nam nhiều khi trong buổi tập anh em còn có tiếng cười đùa, trêu trọc rất vui vẻ trong lúc khởi động. Nhưng sang bên kia vào tập là tập 100% ngay. Thậm chí mình còn bị ngợp từ lúc khởi động vì cường độ rất cao. Một khi đã vào tập là phải nghiêm túc.

Tôi nhớ có một bài tập chuyền phối hợp để sút cầu môn. Khi bóng đến chân mình, chỉ cần chuyền quả bóng hơi hỏng một chút thôi là làm lại từ đầu kia luôn. Ví dụ phải chuyền qua 5 nhịp, đến mình là nhịp thứ 4 rồi, nếu hỏng cũng phải làm lại từ bước 1 luôn. Tất cả cần sự chính xác tuyệt đối.Còn ở Việt Nam nhiều khi điểm nào hỏng thì lại đưa quả bóng vào đá tiếp.

Sang bên đó điều kiện sân bãi và các thứ khác tốt hơn thật, nhưng mà họ đá quả bóng mạnh hơn, chuyền như sút. Ở nhà đá tốc độ còn chậm, còn ở đây họ đá quá nhanh, mình chưa quen, thành ra hỏng rất nhiều. Mà khi hỏng nhiều quá thì đồng đội sẽ có gì đó rất khó chịu, bởi cứ đến ông này là hỏng, mà hỏng thì phải làm lại từ đầu.

Nghiêm Xuân Tú: Tôi sang châu Âu tập cho biết chứ không theo nổi, cố ở lại có khi thất nghiệp

- Trở lại với V.League sau trải nghiệm đó, anh tiếp tục ghi dấu ấn dưới sự dẫn dắt của HLV Phan Thanh Hùng. Với anh, vị HLV nàycó tầm ảnh hưởng như thế nào?

Bác Mai Đức Chung là người phát hiện ra tôi, đặt nền móng đầu tiên để tôi đến với bóng đá chuyên nghiệp. Còn người có đặt dấu ấn trong sự nghiệp của mình là HLV Phan Thanh Hùng.

Thầy Hùng là một HLV đẳng cấp, tầm cỡ, được nhiều học trò trên khắp Việt Nam kính trọng. Kể cả những người chưa làm việc cùng cũng dành cho thầy sự nể trọng.

Còn với cá nhân Tú, khi làm việc với thầy Hùng mình phát huy được hết tố chất của mình. Ngày xưa tôi đá hay vẽ vời, rê bóng các kiểu. Nhưng gặp thầy Hùng thì mình đá đơn giản nhất có thể thôi. Và thầy luôn ưu tiên sự đơn giản hiệu quả, tính đồng đội trong tập thể. Bởi thế mới có thương hiệu của HLV Phan Thanh Hùng khi ông tạo ra lối chơi rất quyến rũ, có sự tiếp nối.

- Thương hiệu của Nghiêm Xuân Tú chính là những đường tạt bóng rất chuẩn xác. Anh đã làm thế nào để rèn giũa bài tủ này?

Không có điều gì đến tự nhiên cả, mọi thứ đều phải được rèn luyện. Trong những buổi tập, mình chú trọng đến những đường chuyền, đến sở trường xem vừa chạy vừa tạt thì cần phải làm thế nào.

Rồi cũng có những buổi tập tôi nhờ ngoại binh và vài anh em trẻ ở lại tập thêm. Anh em rèn tạt bóng với nhau, dần dần thành thói quen, giống như lập trình vậy. Tất nhiên đi cùng với đó cũng phải có một chút năng khiếu, sở trường của mình nữa.

Nghiêm Xuân Tú: Tôi sang châu Âu tập cho biết chứ không theo nổi, cố ở lại có khi thất nghiệp

- Ở V.League 2018, dư luận nhắc nhiều đến câu chuyện anh là Vua kiến tạo (17 lần) nhưng lại không được HLV Park Hang-seo triệu tập lên ĐT Việt Nam. Điều đó có làm anh cảm thấy buồn hay chạnh lòng không?

Tôi chỉ biết nói rằng có thể do mình chưa phù hợp, hoặc trình độ, đẳng cấp của mình chưa đạt được đến cấp đội tuyển. Nói như thế cho đúng. Bởi nói về mặt kiến tạo thì bao la lắm.

Nhiều khi bóng đập vào người mình rồi đến chân đồng đội, nhưng họ cũng phải rê qua 2,3 người rồi mới sút vào. Như thế cũng tính là một kiến tạo. Trong khi có những lúc tạt quả bóng cơ hội mười mươi nhưng tiền đạo không ghi được bàn thì cũng đành chịu.

- Vậy còn với thời điểm hiện tại, anh có nghĩ mình cần có một cú bật, tới một đội bóng tham vọng hơn để tìm kiếm cơ hội lên tuyển?

Đầu mùa này, nếu bảo rằng tôi không lo lắng tình hình Than Quảng Ninh sẽ ảnh hưởng đến phong độ của mình thì không đúng. Nhưng tôi nhớ thầy Phan Thanh Hùng từng nói một câu thế này: Kẻ chiến thắng là kẻ biết thích nghi trong mọi hoàn cảnh.

Còn với Than Quảng Ninh, trong thâm tâm của tôi và tất cả mọi người luôn dành cho chủ tịch Phạm Thanh Hùng sự trân trọng, tình cảm đặc biệt nhất. Chúng tôi biết ơn chú vì chú là người rất tâm huyết với bóng đá Than Quảng Ninh. Chúc cho chú luôn mạnh khỏe, giữ được ngọn lửa đam mê của mình và khi chú còn ở đây thì anh em sẽ cố gắng cùng chú vượt qua khó khăn.

Đồng thời, tôi cũng muốn gửi tới CĐV Than Quảng Ninh lời cảm ơn sâu sắc. Nói về họ, không còn từ nào khác ngoài từ “tuyệt vời”. Thực sự những điều mọi người làm trong thời gian qua khiến anh em cầu thủ rất cảm động.

- Xin cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện!

 

Mỹ An
Vi Anh

20.04.2021

Theo chia sẻ của một trụ cột CLB Than Quảng Ninh, ngày hôm nay BLĐ đội bóng vẫn chưa giải ngân số tiền 4,5 tỷ đồng như đã hứa vì hôm nay là ngày mồng 1 Âm lịch.

Bóng đá

Chủ tịch Than Quảng Ninh Phạm Mạnh Hùng lên tiếng về câu chuyện xung quanh bản thân và những lời chế nhạo của bầu Đức.

Bóng đá

Sau những ồn ào liên quan đến lương thưởng, các cầu thủ Than Quảng Ninh cuối cùng cũng đã nhận được thù lao xứng đáng vào ngày hôm nay (15/4).

Bóng đá
HLV U23 Uzbekistan: ‘Không quan trọng đối thủ ở tứ kết là ai’

HLV U23 Uzbekistan: ‘Không quan trọng đối thủ ở tứ kết là ai’

HLV Timur Kapadze khẳng định U23 Uzbekistan không quan tâm tới đối thủ ở tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Bật mí về trang bị thi đấu 'sang xịn mịn' tại giải Boxing các đội mạnh 2024

Bật mí về trang bị thi đấu 'sang xịn mịn' tại giải Boxing các đội mạnh 2024

Tại giải vô địch Boxing các đội mạnh toàn quốc 2024, nhiều vận động viên và huấn luyện viên đã bất ngờ khi trang bị thi đấu của giải như găng, mũ... là sản phẩm của hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng Green Hill.

Lịch trực tiếp bóng đá hôm nay 24/4: Futsal Việt Nam đá tứ kết châu Á, Liverpool gặp Everton

Lịch trực tiếp bóng đá hôm nay 24/4: Futsal Việt Nam đá tứ kết châu Á, Liverpool gặp Everton

Lịch trực tiếp bóng đá hôm nay 24/4. Cập nhật lịch tường thuật trực tiếp bóng đá hôm nay 24/4 trên K+, On Sports mới nhất trên iThethao.vn.

U23 Việt Nam từng khuất phục U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á như thế nào?

U23 Việt Nam từng khuất phục U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á như thế nào?

Ở lượt cuối bảng D VCK U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam đã để thua 0-3 trước đương kim á quân U23 Uzbekistan. Theo đó, thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn giành vị trí nhì bảng D và sẽ gặp U23 Iraq tại tứ kết.

HLV Hoàng Anh Tuấn: ‘Thẻ đỏ ở trận đấu với U23 Kuwait ảnh hưởng đến tâm lý của Ngọc Thắng’

HLV Hoàng Anh Tuấn: ‘Thẻ đỏ ở trận đấu với U23 Kuwait ảnh hưởng đến tâm lý của Ngọc Thắng’

HLV Hoàng Anh Tuấn động viên Ngọc Thắng sau 2 trận đấu không thực sự tốt ở VCK U23 châu Á 2024.

Vừa được đồn sang Bayern Munich, HLV Emery ký luôn hợp đồng mới với Aston Villa

Vừa được đồn sang Bayern Munich, HLV Emery ký luôn hợp đồng mới với Aston Villa

Ngay sau khi xuất hiện tin đồn được Bayern Munich quan tâm, HLV Unai Emery đã đáp trả bằng việc gia hạn hợp đồng với CLB chủ quản hiện tại là Aston Villa.

Havertz trượt cỏ ăn mừng sau khi xé lưới CLB cũ, Chelsea ‘đau không nói nên lời’

Havertz trượt cỏ ăn mừng sau khi xé lưới CLB cũ, Chelsea ‘đau không nói nên lời’

Phía Chelsea đã có động thái “lạ” sau khi chứng kiến “người cũ” Kai Havertz ghi tới 2 bàn cho Arsenal trong trận derby London rạng sáng nay.

Gặp U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam tái hiện 'hành trình Thường Châu'

Gặp U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam tái hiện 'hành trình Thường Châu'

ĐT U23 Việt Nam lập lại hành trình ở VCK U23 châu Á 2018 khi tái đấu Iraq ở tứ kết. Liệu Khuất Văn Khang và các đồng đội có tiếp bước đàn anh để đặt chân tới Olympic Paris 2024?

Kết quả bóng đá Arsenal vs Chelsea: Đại thắng 5 bàn, độc chiếm ngôi đầu

Kết quả bóng đá Arsenal vs Chelsea: Đại thắng 5 bàn, độc chiếm ngôi đầu

Kết quả bóng đá Arsenal vs Chelsea: Pháo Thủ thắng với tỷ số 5-0 ở trận derby London.

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'Bóng đá Uzbekistan mạnh hơn Việt Nam ở mọi cấp độ'

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'Bóng đá Uzbekistan mạnh hơn Việt Nam ở mọi cấp độ'

HLV Hoàng Anh Tuấn đón nhận thất bại của U23 Việt Nam trước U23 Uzbekistan một cách khá bình thản và thậm chí ông còn nhận định đối thủ này có khả năng tiến vào đến chung kết.

Đồng đội cũ nhận xét về s1mple, tiết lộ lý do tuyển thủ Ukraine không ở lại Falcons

Đồng đội cũ nhận xét về s1mple, tiết lộ lý do tuyển thủ Ukraine không ở lại Falcons

Trong phỏng vấn với esports.gg, tuyển thủ Falcons là Pavle "maden" Bošković chia sẻ lý do vì sao Oleksandr "s1mple" Kostyljev gặp khó khăn khi thi đấu cho đội tuyển này, đồng thời tiết lộ lý do Falcons không giữ tuyển thủ xuất sắc nhất mọi thời đại của CS:GO.

electroNic bất ngờ khi biết tin các đồng đội cũ ở Cloud9 rời đội

electroNic bất ngờ khi biết tin các đồng đội cũ ở Cloud9 rời đội

Chia sẻ với SPUNJ trong ngày truyền thông của ESL Pro League Season 19, Denis “electronic” Sharipov khẳng định bản thân đã sốc khi nghe tin hai đồng đội Perfecto và Hobbit rời đội.

rain lập kỷ lục mới cùng FaZe Clan trước thềm ESL Pro League Season 19

rain lập kỷ lục mới cùng FaZe Clan trước thềm ESL Pro League Season 19

Trước khi bước vào thi đấu tại ESL Pro League Season 19, rain vừa lập kỷ lục thi đấu cho 1 đội lâu nhất kể từ kỷ nguyên CS:GO với 3016 ngày liên tiếp, tính tới ngày 23/4. Trước đó, kỷ lục này được giữ bởi EliGE hồi còn thi đấu cho Team Liquid.

HLV Sritaro sẽ mất việc khi trở về Thái Lan

HLV Sritaro sẽ mất việc khi trở về Thái Lan

Trong loạt trận cuối cùng bảng C, U23 Thái Lan đã thua Tajikistan 0-1 để kết thúc chiến dịch U23 châu Á 2024 với vị trí bét bảng. Đây cũng sẽ là giải đấu cuối cùng của HLV Issara Sritaro với U23 Thái Lan.

Báo Indonesia thúc giục gia hạn với Shin Tae Yong: 'Hãy nhìn ĐT Việt Nam sau khi Park Hang Seo ra đi'

Báo Indonesia thúc giục gia hạn với Shin Tae Yong: 'Hãy nhìn ĐT Việt Nam sau khi Park Hang Seo ra đi'

Truyền thông Indonesia đang gây áp lực để Liên đoàn bóng đá nước nhà gia hạn hợp đồng với HLV Shin Tae Yong. Họ đã lấy trường hợp của Việt Nam ra làm ví dụ.

Đội hình xuất phát U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan: Một loạt thử nghiệm

Đội hình xuất phát U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan: Một loạt thử nghiệm

HLV Hoàng Anh Tuấn đã thay đổi một loạt vị trí trong đội hình xuất phát của U23 Việt Nam khi bước vào trận cuối cùng của vòng bảng U23 châu Á 2024, gặp U23 Uzbekistan tối 23/4.

Lịch thi đấu tứ kết U23 châu Á 2024: Việt Nam đấu Iraq

Lịch thi đấu tứ kết U23 châu Á 2024: Việt Nam đấu Iraq

Lịch thi đấu tứ kết U23 châu Á 2024. iThethao.vn cập nhật chính xác nhất lịch thi đấu tứ kết U23 châu Á 2024.

U23 Indonesia làm mọi cách để đòi lại Nathan Tjoe-A-On từ CLB Hà Lan

U23 Indonesia làm mọi cách để đòi lại Nathan Tjoe-A-On từ CLB Hà Lan

Ngay sau khi hoàn thành trận đấu với Jordan, Indonesia đã đón nhận một thông tin không vui. Nathan Tjoe-A-On bị CLB chủ quản Heerenveen đòi về.

5 tuyển thủ điền kinh Việt Nam chuẩn bị tranh vé dự Olympic Paris 2024

5 tuyển thủ điền kinh Việt Nam chuẩn bị tranh vé dự Olympic Paris 2024

Nhóm tuyển thủ chủ chốt nội dung tiếp sức 4x400m nữ của Việt Nam sẽ tập huấn dài ngày tại Thái Lan trước khi dự vòng loại Olympic Paris 2024.

HLV U23 Tajikistan từ chức sau trận thắng U23 Thái Lan

HLV U23 Tajikistan từ chức sau trận thắng U23 Thái Lan

Ở lượt cuối bảng C VCK U23 châu Á 2024, U23 Tajikistan đã gây bất ngờ khi giành chiến thắng 1-0 trước U23 Thái Lan. Dù vậy, HLV Mubin Erghashev vẫn tuyên bố từ chức, khi U23 Tajikistan không thể giành vé vào vòng 1/8.