Ly vang đỏ trong tiếng dương cầm

Thứ ba, 06/07/2021 20:48 (GMT+7)

Có thể đẹp như một câu chuyện cổ tích, nhưng cuộc hành trình kỳ lạ của ĐT Đan Mạch tại EURO 92 trên đất Thụy Điển, nói cho cùng, lại chẳng phụ thuộc vào bất cứ phép màu nào – nếu hiểu theo nghĩa “may mắn”. May mắn duy nhất mà họ nhận được là việc ĐT Nam Tư không được tham dự vòng chung kết ấy. Còn sau đó, Đan Mạch đã vượt qua 5 cửa ải khó khăn bằng “chân tài thực học”, và nhất là bằng thứ vũ khí tối thượng: Sự thanh thản của những người được chơi bóng mà không phải chịu bất cứ sức ép nào.

1. Chính tâm cảnh ấy và chân tài thực học ấy khiến cho sau này, chuyện so sánh những cuộc lật đổ kinh hoàng của Hy Lạp năm 2004 hay thậm chí là Bồ Đào Nha năm 2016 với Đan Mạch 1992 có lẽ cũng mang những màu sắc bất công cho “Thuốc nổ Đỏ - Trắng”. 

Thời điểm đó, thế hệ từng khuynh đảo các cầu trường do Preben Elkjaer Larsen hay Alan Simonsen dẫn đầu đã lùi về sau vũ đài khá lâu. Gạch nối hiếm hoi còn lại giữa họ với thế hệ của Brian Laudrup và Peter Schmeichel – Michael Laudrup – thì từ chối lời mời tham dự EURO cùng đội tuyển từ HLV Richard Moeller Nielsen. Do bất đồng ý kiến với vị chỉ huy ấy. Do anh đánh giá cơ hội đi xa của Đan Mạch chẳng có bao nhiêu. Và cũng còn do anh đã lên đường đi nghỉ hè với gia đình. 

Vậy là Đan Mạch đến với EURO 1992 mà không có “số 10” hoàn hảo nhất trong lịch sử của mình, người từng nam chinh bắc phạt trong màu áo của cả Juventus, Real Madrid và Barcelona, người có thừa kỹ năng cũng như “uy phong”, sự thông minh và sức sáng tạo để hăm dọa bất cứ hàng phòng ngự nào. Sau này, Michael bảo: “Tôi có tiếc nuối chứ, vì đã không ở đó. Nhưng nếu được chọn lại, thì tôi vẫn chọn y như thế”.

Ly vang đỏ trong tiếng dương cầm - Ảnh 1

Song, không có anh, Đan Mạch vẫn càng đá càng hay. Thực tế là suốt cả 5 cuộc đọ sức trong mùa hè đó, đội bóng này hiếm khi co mình phòng ngự hay chơi rình rập và chờ đợi cơ hội. Họ chẳng có gì để mất, và họ sẵn sàng chơi sòng phẳng với mọi đối thủ. 

Họ không sợ thua. Vì họ chẳng nhất thiết phải thắng. Cuộc rượt đuổi tỷ số điên khùng với Hà Lan cực mạnh ở bán kết (2-2 sau 120 phút) kết đọng với hình ảnh Van Basten ôm mặt trong loạt sút luân lưu, hay sự bất lực của ĐKVĐ World Cup 1990 – ĐT Đức – trong cả việc áp đặt lối chơi lẫn lật ngược thế cờ theo thói quen hồi đó (0-2) đủ để chứng minh rằng Đan Mạch đáng sợ và thuyết phục như thế nào. 

2. Đêm trước trận chung kết ấy, đối với các thành viên ĐT Đan Mạch, cũng diễn ra bình lặng như những đêm từng trôi qua của mùa hè đáng nhớ đó. Họ gọi điện về nhà cho gia đình – điều luôn luôn được trân trọng, như cách Kim Vilfort rời Thụy Điển để về nhà thăm con gái từ cuối vòng bảng, và chỉ trở lại kịp để cùng đồng đội vượt qua Hà Lan. 

Richard Moeller Nielsen không ép đội bóng của mình tăng cường khối lượng tập luyện, ngay cả khi đã đứng trước ngưỡng cửa lịch sử. Thực ra thì ông hầu như chẳng hề tạo cho họ chút áp lực nào. Ông tin ở các cầu thủ của mình, đến độ không bắt họ “cấm trại” nghiêm ngặt, và vẫn được gặp vợ hoặc bạn gái (trong khi ở ĐT Đức thì HLV Berti Vogts cấm ngặt chuyện này). Với ông, “tình yêu là tốt cho cầu thủ, miễn là nó đừng có xuất hiện vào giữa hai hiệp đấu”. 

Ly vang đỏ trong tiếng dương cầm - Ảnh 2

Đáp lại, những chàng trai năm ấy cũng giữ được độ chuyên nghiệp cần thiết. Họ không ra ngoài chơi bời quậy phá. Họ cũng chẳng thức khuya. Sau bữa tối, họ ngồi cùng nhau ở sảnh khách sạn, mỗi người cầm một ly vang đỏ, quây quần bên chiếc đàn dương cầm, thưởng thức một chút âm nhạc, và ngủ thật ngon giấc. 

Vậy nên, từ trận ra quân hòa Anh 0-0 (với một cú sút dội cột dọc của John Jensen) qua thất bại 0-1 trước chủ nhà Thụy Điển sở hữu một Tomas Brolin bùng nổ, đến lần hạ gục ĐT số 1 thế giới năm 1991 là Pháp, qua cuộc thư hùng nghẹt thở với Hà Lan tới tận chiến thắng cuối cùng trước Đức, đó luôn luôn là một đoàn quân sung mãn cả về tinh thần lẫn thể chất. 

Nói cách khác, cho dù Michael Laudrup không có mặt, thì tư tưởng của anh vẫn được Brian cùng những tuyển thủ Đỏ - Trắng thể hiện trên sân: “Hãy tôn trọng mọi đối thủ, nhưng đừng có sợ bất cứ ai”. 

Ly vang đỏ trong tiếng dương cầm - Ảnh 3

Không sợ hãi và đủ khả năng, nên cho dù Michael vắng mặt còn Brian thì luôn được chăm sóc kỹ lưỡng bởi mọi đối thủ, Đan Mạch năm ấy vẫn đủ sức khoan thủng mành lưới của những ông lớn. 3 cho Henrik Larsen – đồng Vua phá lưới. Lars Elstrup, Kim Vilfort và John Jensen đóng góp mỗi người một lần thăng hoa. 

Các bại tướng của họ năm ấy, quả thực, không biết nên để mắt đến ai.

3. So sánh luôn là khập khiễng, nhưng dường như vẫn thấp thoáng có điều gì đó tương đồng trên hành trình năm ấy với “Thuốc nổ Đỏ - Trắng” hiện tại, cho đến ngưỡng cửa trận bán kết này. 

Gạt những yếu tố tâm lý sang một bên, chuyện tai ương ập đến với Christian Eriksen dường như lại khiến lối chơi của Đan Mạch “thoáng đãng”, thanh thoát và khó lường hơn hẳn. Những đợt lên bóng dễ dàng được triển khai đều trên khắp mặt sân, ở cả trung lộ lẫn hai cánh, khi không quá phụ thuộc vào nhân tố lĩnh xướng nào tại trung tuyến. 

Trong khi đó, với những gì mà Hamsgaard hay Dolberg, Poulsen hay Christensen, Maehle hay Braithwaite hoặc Delaney nối nhau thực hiện, đội bóng này là cả một bãi mìn. 

Ly vang đỏ trong tiếng dương cầm - Ảnh 4

Tuy nhiên, bây giờ, đối diện với Đan Mạch lại không phải là bản sao tẻ nhạt và thiếu sức sống của ĐT Anh dưới quyền Graham Taylor. Bây giờ, Đan Mạch sẽ phải vượt qua một đối thủ cũng “ngổ ngáo” như họ, cũng trẻ trung, sung mãn và giàu năng lượng như họ, thậm chí còn đói khát vinh quang hơn họ. 

Có thể, đến tận lúc này, sự thiếu vắng một nhạc trưởng đích thực mới trở thành vấn đề, khi các khoảng không gian chắc chắn sẽ trở nên chật chội hơn. Cũng có thể, sức mạnh mà ĐT Anh của Gareth Southgate đã thể hiện, cộng hưởng với sự ầm ĩ khủng khiếp của các khán đài Wembley – điều sẽ rất khác với cảm giác được chơi ở sân nhà Copenhaghen, sẽ khiến Đan Mạch phải nhập cuộc thận trọng hơn. Thậm chí, những diễn biến không như ý nào đó cũng có thể xuất hiện.

Vấn đề là, kể cả như thế, lịch sử vẫn có thể lặp lại, cho dù là với một diện mạo khác. “Thuốc nổ Đỏ - Trắng” vẫn có thể cuốn bay các thành lũy. Nhưng đầu tiên, chỉ là họ đừng tự chất lên mình thứ sức ép tâm lý dành cho kẻ có quá nhiều thứ để mất. Họ cần sự thanh thản, cần những điều nhẹ nhàng làm dịu đi mọi nỗi căng thẳng, những điều tạo nên hưng phấn và cảm hứng. Như giấc ngủ ngon sau một ly vang đỏ, trong tiếng dương cầm…

Truyền thông thế giới đang phát sốt vì cặp trung vệ Leonardo Bonucci và Giorgio Chiellini. Trên thực tế, đây là căn bệnh tái phát vì cặp đôi này đã tỏa sáng cùng nhau suốt hơn một thập kỷ qua. Nhưng chuyện không chỉ đơn giản như thế!

EURO 2024

Đã có một thời những nền bóng này giữ nguyên ranh giới mà họ cho rằng sẽ định hình bản sắc của họ. Bây giờ, chúng đang pha trộn vào nhau.

EURO 2024

Giữa đội tuyển Anh và một ban nhạc Rock nọ có một đoạn nhân duyên. Năm tháng trôi qua, thăng trầm bóng đá, nhân duyên ấy tưởng như đã bị lãng quên. Và rồi bỗng chốc nó sống dậy như chưa từng bị ngắt quãng. Một hoài cảm xa xôi nay trở thành những xúc cảm sống động hơn bao giờ hết. Vì bóng đá đang trở về nhà, với người Anh.

EURO 2024
HLV ĐT Đức chính thức chốt thủ môn bắt chính tại EURO 2024

HLV ĐT Đức chính thức chốt thủ môn bắt chính tại EURO 2024

Trong những chia sẻ mới nhất, HLV Julian Naglesmann đã công khai xác nhận việc Manuel Neuer sẽ là thủ môn số 1 của đội tuyển Đức tại EURO 2024 thay vì Marc-Andre ter Stegen.

HLV Southgate dẫn dắt ĐT Anh đến World Cup 2026 bất chấp kết quả ở EURO 2024?

HLV Southgate dẫn dắt ĐT Anh đến World Cup 2026 bất chấp kết quả ở EURO 2024?

Dù EURO 2024 còn chưa khởi tranh nhưng theo báo giới Anh, HLV Gareth Southgate vẫn có thể được ký hợp đồng mới, dẫn dắt đội tuyển quốc gia nước này tới hết World Cup 2026.

Courtois xác nhận không đự EURO 2024 cùng đội tuyển Bỉ

Courtois xác nhận không đự EURO 2024 cùng đội tuyển Bỉ

Thủ môn số 1 Real Madrid và đội tuyển Bỉ, Thibaut Courtois xác nhận anh sẽ không tham dự EURO 2024 khi phải hồi phục chấn thương đứt dây chằng chéo trước (ACL).

Toni Kroos cân nhắc tái xuất, cứu vớt ĐT Đức ở EURO 2024

Toni Kroos cân nhắc tái xuất, cứu vớt ĐT Đức ở EURO 2024

Theo báo giới Đức, tiền vệ Toni Kroos đang nghiêm túc cân nhắc khả năng trở lại khoác áo đội tuyển quốc gia nước này tại EURO 2024 trên sân nhà.

Chia bảng EURO 2024: 'Tử thần' gọi tên ĐKVĐ Italia, duyên nợ Pháp và Hà Lan

Chia bảng EURO 2024: 'Tử thần' gọi tên ĐKVĐ Italia, duyên nợ Pháp và Hà Lan

Theo kết quả bốc thăm, sẽ có tới 2 bảng đấu được coi là “tử thần” tại EURO 2024, với việc Pháp và Hà Lan sớm đụng độ, trong khi nhà đương kim vô địch Italia chạm trán Tây Ban Nha.

Gavi nghỉ hết mùa, mất luôn cả EURO 2024 vì đứt dây chằng chéo trước

Gavi nghỉ hết mùa, mất luôn cả EURO 2024 vì đứt dây chằng chéo trước

Tiền vệ thuộc biên chế Barcelona, Gavi đã bị đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước (ACL) và nghỉ thi đấu ít nhất 7 tháng, đồng thời sớm nói lời chia tay cả mùa giải 2023/24 lẫn EURO 2024.

Albania, Đan Mạch giành vé dự EURO 2024

Albania, Đan Mạch giành vé dự EURO 2024

Rạng sáng 18/11 có thêm 2 đội vượt qua vòng loại EURO 2024, nâng tổng số đội đã có vé tới Đức hè năm sau lên con số 12.

Bỉ giành vé sớm, Hy Lạp đe dọa Hà Lan ở vòng loại EURO 2024

Bỉ giành vé sớm, Hy Lạp đe dọa Hà Lan ở vòng loại EURO 2024

ĐT Bỉ giành vé sau chiến thắng cảm xúc trước Áo, trong khi Hà Lan có 3 điểm trên sân khách để giữ vị trí thứ hai bảng vòng loại EURO 2024.

Vương quốc Anh và Ireland chính thức đăng cai EURO 2028

Vương quốc Anh và Ireland chính thức đăng cai EURO 2028

Thông báo mới nhất của Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA) cho thấy vé đăng cai EURO 2028 đã chính thức thuộc về liên danh giữa Vương quốc Liên hiệp Anh và Cộng hòa Ireland.

Vòng tròn nhân ái của người Anh

Vòng tròn nhân ái của người Anh

Câu chuyện thắng làm vua, thua bị chế nhạo đã diễn ra quá nhiều trong lịch sử, đến mức trở thành một hành động mặc định vượt trên cả các quy tắc đạo đức. Sẽ không có nhiều người lên án những fan buông lời xúc phạm sau một trận thua với lý do muôn thuở là thông cảm cho nỗi đau. Nhưng thật nực cười khi có người lại tự cho nỗi đau của mình lớn hơn của người khác, kể cả những người trong cuộc.

Nhận định bóng đá