Guangzhou FC và câu chuyện chênh vênh bên bờ vực phá sản của Evergrande

Từng được biết đến dưới tên Guangzhou Evergrande Taobao (Quảng Châu Hằng Đại Đào Bảo), CLB thành công nhất lịch sử bóng đá Trung Quốc, nhưng tương lai của Guangzhou FC đang là khoảng không mịt mờ phía trước. Tất cả xuất phát từ cuộc khủng hoảng chực chờ đánh sập công ty mẹ Evergrande, đơn vị sở hữu đến quá nửa cổ phần của Guangzhou FC.

Cầu cứu nhà nước

Từ chỗ thả nổi cho tỷ phú đổ tiền vào bóng đá trong giai đoạn đầu tiên, chính quyền Trung Quốc dần thắt chặt quy định khiến những ông chủ CLB không thể tự tung tự tác như trước nữa. Họ bắt đầu bằng việc yêu cầu các CLB không được gắn liền với tên của nhà tài trợ nhằm tránh xảy ra cảnh nay mang tên này, ngày mai mang tên khác. Bên cạnh đó, những cái tên CLB thuần túy cũng được coi là mang hơi thở hiện đại của bóng đá châu Âu.

Guangzhou FC và câu chuyện chênh vênh bên bờ vực phá sản của Evergrande - Ảnh 1
Guangzhou FC (áo đỏ) đang có nguy cơ phá sản.

Đó là lý do Guangzhou Evergrande từng chuyển thành Guangzhou Evergrande Taobao, sau đó về lại tên Guangzhou FC như ngày nay. Cái tên có thể thay đổi, nhưng thực chất là họ vẫn sống dựa vào túi tiền của các ông bầu. Đó là nguyên nhân chính phủ Trung Quốc bắt đầu đi đến giai đoạn 2. Sau khi hoàn tất bước 1 là yêu cầu các CLB đặt tên theo kiểu mẫu, họ lên kế hoạch phục hưng giải vô địch quốc gia bằng việc bơm tiền của nhà nước vào đội bóng.

Phương thức can thiệp của Trung Quốc khá đơn giản, khi họ bắt đầu bằng việc mua lại một lượng nhỏ cổ phần của các CLB. Với những đội bóng niêm yết cổ phiếu trên sàng chứng khoán như Guangzhou FC, việc này được thực hiện dễ hơn nhiều. Bên đại diện vốn nhà nước thường sẽ là một công ty trực thuộc tỉnh, thành phố. Đâu là nguyên nhân khiên chính phủ Trung Quốc lại muốn bỏ tiền vào làm bóng đá, điều mà trước đó họ vẫn ngó lơ?

Câu trả lời rất đơn giản: Nếu không có nhà nước can thiệp, nhiều đội bóng lớn của Trung Quốc sẽ đứng trên bờ vực phá sản. Nhà vô địch Super League Trung Quốc 2020, Jiangsu FC đã giải thể chỉ vài tháng sau khi nâng cúp. Từ một đội bóng không tiếc tiền chiêu mộ những danh thủ hàng đầu châu Âu như Alex Teixeira, Ramires hay Pato, Jiangsu FC ngã ngựa vì công ty mẹ Suning khủng hoảng, còn chính quyền tỉnh Giang Tô lại chậm trễ giải cứu CLB.

Guangzhou FC và câu chuyện chênh vênh bên bờ vực phá sản của Evergrande - Ảnh 2
Những nụ cười chiến thắng này có thể không kéo dài lâu.

Sau Jiangsu FC, Guangzhou FC có thể trở thành cái tên tiếp theo lên đoạn đầu đài, khi những tin xấu về đội bóng này đang đến dồn dập trong thời gian qua. Tập đoàn Evergrande lâm vào khó khăn về mặt tài chính, khiến họ nợ lương thưởng của nhiều cầu thủ trong vài tháng gần đây. Hậu quả là đội 1, và cả đội trẻ Guangzhou FC đã bỏ tập. Nhiều thành viên CLB bắt đầu lên kế hoạch rời khỏi con tàu đắm, bao gồm cả HLV Fabio Cannavaro.

Tại sao một tập đoàn lớn như Evergrande lại không đủ tiền trả lương cho cầu thủ? Lý do bởi công ty này đang trở thành con nợ khó đòi của hàng chục nghìn cá nhân và tổ chức tín dụng, với tổng tiền nợ xấu lên đến 400 tỷ USD. Ở thời kỳ kinh doanh phát đạt, Evergrande đủ sức hoàn cả gốc lẫn lãi cho nhà đầu tư; nhưng cơn lốc COVID-19 ập tới khiến họ lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nhiều công trình đã nhận tiền đặt cọc nhưng xây chậm hơn dự kiến vì chi phí tăng cao, trong khi những nơi xây xong lại không kịp bán.

2 tuần trước, khi tình hình tài chính của Evergrande rơi vào tình thế khó có thể cứu vãn, đại diện Guangzhou FC đã tới làm việc với chính quyền tỉnh Quảng Đông để xin nhận gói hỗ trợ. Kịch bản khả dĩ nhất là tỉnh Quảng Đông sẽ mua lại 10-15% cổ phần Guangzhou FC, số còn lại sẽ bán cho một tập đoàn nhà nước. Trong trường hợp tỉnh Quảng Đông không tham gia giải cứu, CLB hoàn toàn có khả năng trở thành Jiangsu FC thứ hai.

Guangzhou FC và câu chuyện chênh vênh bên bờ vực phá sản của Evergrande - Ảnh 3
Guangzhou FC đang cầu cứu nhà nước giúp đỡ.

Ai mua cầu thủ Trung Quốc?

Một phương án khác Guangzhou FC tính đến nhằm cải thiện tình hình tài chính của CLB là họ sẽ bán những ngôi sao trong đội hình để thu hồi vốn. Việc này nghe qua có thể là một lựa chọn khả thi về mặt lý thuyết, bởi đó cũng là cách nhiều CLB châu Âu đã làm trong quá khứ lẫn hiện tại. Inter Milan, một CLB có ông chủ người Trung Quốc, đã thực hiện chính sách đó trong mùa hè qua và vẫn duy trì thành công. Nhưng vấn đề với Guangzhou FC sẽ là cầu thủ của họ có thể bán cho ai?

Nếu tính cả những ngoại binh đã nhập tịch, Guangzhou FC hiện có 6 cầu thủ quốc tế là Tyias Browning, Elkeson, Ricardo Goulart, Alan Carvalho, Fernandinho và Aloisio. Đây là những gương mặt đáng giá nhất mà Guangzhou FC có thể đưa lên sàn chuyển nhượng, nhưng trên thực tế, cả tài năng lẫn tên tuổi của họ đều kém xa nhưng người từng khoác áo đội bóng này trong quá khứ như Paulinho, Robinho hay Gilardino.

Một điểm trừ khác với những cầu thủ chơi bóng ở Trung Quốc là họ đã xa rời môi trường bóng đá đỉnh cao quá lâu. Paulinho và Witsel là những cầu thủ hiếm hoi trở lại châu Âu và tỏa sáng sau một thời gian dài chơi bóng ở Trung Quốc, nơi tốc độ và trình độ cầu thủ thua kém quá nhiều lúc họ còn đang trui rèn ở Tây Ban Nha hay Đức. Bên cạnh đó, các CLB khác đều biết Guangzhou FC đang gặp khó khăn, thế nên họ sẽ tìm mọi cách để ép giá trên bàn đàm phán.

Guangzhou FC và câu chuyện chênh vênh bên bờ vực phá sản của Evergrande - Ảnh 4
Paulinho đã rời Guangzhou FC sau khi "tích cóp đủ".

Vậy còn trường hợp của những nội binh Trung Quốc thì sao? Họ chỉ có 1 lựa chọn là tìm đến những CLB khác trong nước, bởi xuất ngoại dường như là điều không tưởng. Thứ nhất, cầu thủ Trung Quốc đang hưởng lương quá cao so với đóng góp và trình độ thực tế của họ. Thật khó để yêu cầu một cầu thủ xoàng xĩnh của Trung Quốc đến Nhật Bản hay Hàn Quốc thi đấu với một mức lương thấp hơn, và nếu họ muốn nhận lương như khi chơi ở Super League, sẽ không CLB nào muốn có họ.

Mặt bằng chung về trình độ của các cầu thủ Trung Quốc, suy cho cùng, có thể được kiểm chứng ở những trận đấu sắp tới thuộc vòng loại World Cup. Vũ Lỗi (Wu Lei) là một trong những cầu thủ hiếm hoi có thể chơi bóng ở châu Âu, và mặt bằng chung của phần còn lại có thể không hơn gì đội tuyển Việt Nam. Bằng chứng là khi CLB Jiangsu Suning đến Việt Nam thi đấu với Bình Dương ở cúp C1 châu Á 2016, họ bị cầm hòa dù có nhiều hảo thủ như Jo, Alex Teixeira và Ramires.

Lịch sử ghi nhận Guangzhou FC là đội bóng thành công nhất lịch sử bóng đá Trung Quốc cả ở đấu trường quốc nội lẫn châu lục, ghi họ từng 2 lần vô địch cúp C1 châu Á trong vòng 3 năm (2013, 2015). Nhưng đó là thời điểm đội bóng này được dẫn dắt bởi những chiến lược gia lão luyện là Lippi và Scolari. Họ ưa thích sử dụng một trục dọc gồm các ngoại binh đẳng cấp, còn cầu thủ Trung Quốc chỉ đóng vai trò như các vệ tinh xung quanh.

Guangzhou FC và câu chuyện chênh vênh bên bờ vực phá sản của Evergrande - Ảnh 5
Paulinho là cầu thủ hiếm hoi Guangzhou FC bán được giá.

Với những dẫn chứng như ở trên, cơ hội để Guangzhou FC kiếm được tiền nhờ bán cầu thủ là không nhiều trong thời điểm hiện tại. Đó cũng là lý do mà chính quyền tỉnh Quảng Đông lẫn Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc vẫn im lặng trước những câu hỏi về tương lai của đội bóng này. Họ không dám khẳng định điều gì bởi số tiền bỏ ra để cứu Guangzhou FC có thể chỉ như muối bỏ bể. Không ai coi đây là một giải pháp mang tính dài hạn.

Bóng đá, kênh đầu tư có... lỗ

Theo các chuyên gia phân tích tài chính của trang tin Bloomberg, trung bình mỗi năm tập đoàn Evergrande lỗ 1-2 tỷ nhân dân tệ (155-310 triệu USD) cho các hoạt động liên quan đến bóng đá. Con số này trong thực tế có thể còn cao hơn nhiều với hàng loạt cầu thủ Brazil được nhập tịch Trung Quốc trong đội hình CLB. Evergrande cũng không tiếc tiền đưa về Guangzhou FC những HLV nổi tiếng như Lippi, Scolari trước đây, hay Fabio Cannavaro ở thời điểm hiện tại.

Vậy Evergrande thu lại được gì nhờ việc bỏ tiền đầu tư vào bóng đá như thế? Xét về bản chất, cách tập đoàn này hoạt động qua kênh Guangzhou FC không thể gọi là đầu tư, bởi đội bóng này có giá trị kinh doanh chỉ là con số không. Khác với những CLB "tự làm tự ăn" ở châu Âu, Guangzhou FC sống dựa hoàn toàn vào tiền túi của ông chủ đội bóng trên danh nghĩa kinh phí tài trợ. Ngoài tập đoàn Evergrande và Alibaba, 2 đơn vị nắm đến 95% cổ phần CLB, không ai chi tiền cho Guangzhou FC cả.

Guangzhou FC và câu chuyện chênh vênh bên bờ vực phá sản của Evergrande - Ảnh 6
Guangzhou FC từng vô địch Trung Quốc 8 lần trong 9 mùa giải, nhưng điều đó giờ không còn ý nghĩa.

Lợi ích Evergrande thu về từ Guangzhou FC từ trước đến nay chủ yếu nằm ở lĩnh vực quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Mặt khác, việc duy trì sức mạnh đội bóng ở nhóm đầu giải Super League Trung Quốc là bằng chứng cho thấy Evergrande luôn sống khỏe, qua đó giúp họ dễ đi vay tiền kinh doanh và trúng thầu những dự án lớn. Tập đoàn này là một trong những đơn vị tiên phong cho phong trào doanh nghiệp làm bóng đá ở Trung Quốc, mở đầu cho hàng loạt ông lớn khác lấn sân.

Từng có thời điểm Evergrande tưởng như đã rất gần thành công với bóng đá. Đó là năm 2013, lúc họ vô địch cúp C1 châu Á và được định giá tới 1 tỷ USD. Việc đó giúp đội bóng Guangzhou FC bán được 50% cổ phần cho tập đoàn thương mại điện tử Alibaba vào năm 2014 với giá 200 triệu USD. Nhưng mọi thứ giờ đây đã thay đổi, Jack Ma hẳn cũng không dám nhận lượng cổ phần còn lại từ Evergrande để thâu tóm Guangzhou FC nữa.

Sau cái chết của Jiangsu FC và việc Guangzhou FC điêu đứng, hàng loạt đội bóng Trung Quốc được sở hữu bởi các tập đoàn tư nhân có nguy cơ trở thành nạn nhân tiếp theo khi ông chủ tháo chạy. Đó có thể là Hebei FC hoặc Guangzhou City FC. Ngạc nhiên hơn cả là gã khổng lồ Beijing Sinobo cũng có nguy cơ rơi vào "sổ Nam Tào" khi đội bóng do công ty xây dựng Sinobo Group làm chủ bị cáo buộc nợ lương cầu thủ đội 1 suốt nhiều tháng liền.

Guangzhou FC và câu chuyện chênh vênh bên bờ vực phá sản của Evergrande - Ảnh 7
Cú ngã ngựa của Guangzhou FC có thể mở màn cho một pha sập dây chuyền của các CLB Trung Quốc.

Đâu là nguyên nhân khiến các CLB Trung Quốc sụp đổ hàng loạt như vậy? Cuộc khủng hoảng kinh tế, cũng như COVID-19 chỉ là dấu hiệu bên ngoài và khiến những đội bóng như Guangzhou FC "đứt gánh" nhanh hơn. Điều quan trọng hơn cả là những ông chủ lắm tiền nhiều của ở Trung Quốc đã làm bóng đá theo cách không giống ai. Họ chi quá nhiều trong một thời gian ngắn mà không nghĩ tới chuyện phát triển bền vững.

Hậu quả là các CLB ở Super League chi tiền gấp 10 lần K.League, gấp 3 J.League nhưng gần như không có nguồn thu. Ai sẽ bỏ tiền ra mua áo thi đấu của Guangzhou FC khi họ chưa bao giờ được yêu mến nhờ đại diện cho một giá trị nào đó? Cú sập domino này có thể kéo theo vài đội bóng khác chết yểu, và khiến bóng đá Trung Quốc lùi lại rất xa so với bước xuất phát điểm của họ hồi năm 2008.

TIN LIÊN QUAN
Guangzhou Evergrande áp đảo danh sách ngoại binh ở ĐT Trung Quốc

Guangzhou Evergrande áp đảo danh sách ngoại binh ở ĐT Trung Quốc

HLV Lí Thiết triệu tập 4 cầu thủ nhập tịch trong đội hình tuyển Trung Quốc phục vụ cho chiến dịch vòng loại cuối World Cup 2022. Tất cả đều đang thuộc biên chế CLB Guangzhou Evergrande.

Những cầu thủ đẳng cấp thế giới nào từng khoác áo Guangzhou Evergrande?

Những cầu thủ đẳng cấp thế giới nào từng khoác áo Guangzhou Evergrande?

Quảng Châu Hằng Đại (Guangzhou Evergrande), một trong những đội bóng tiên phong cho làn sóng bóng đá kim tiền của Trung Quốc từng sở hữu không ít những ngôi sao đình đám của bóng đá thế giới.

Cannavaro tháo chạy vì nghe tin Guangzhou Evergrande sắp phá sản

Cannavaro tháo chạy vì nghe tin Guangzhou Evergrande sắp phá sản

Cựu tuyển thủ Italia, Fabio Cannavaro, mới đây đã chính thức chấm dứt hợp đồng với Guangzhou Evergrande ở thời điểm mà CLB này đang đối mặt với khó khăn tài chính.

8 tuyển thủ Trung Quốc có nguy cơ thất nghiệp vì Guangzhou Evergrande phá sản

8 tuyển thủ Trung Quốc có nguy cơ thất nghiệp vì Guangzhou Evergrande phá sản

Nhiều trụ cột của đội tuyển Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nặng nề về mặt tâm lý trước trận đấu với Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022 vì nguy cơ thất nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
U23 Trung Quốc nhận thất bại thứ hai, 99% bị loại ở VCK châu Á 2024

U23 Trung Quốc nhận thất bại thứ hai, 99% bị loại ở VCK châu Á 2024

U23 Trung Quốc không thể chống đỡ trước sức mạnh của U23 Hàn Quốc và nhận thất bại thứ hai ở VCK châu Á 2024.

Kịch bản nào giúp ĐT Futsal Việt Nam vượt qua vòng bảng VCK Futsal châu Á 2024?

Kịch bản nào giúp ĐT Futsal Việt Nam vượt qua vòng bảng VCK Futsal châu Á 2024?

ĐT Futsal Việt Nam có lợi thế lớn trong việc vượt qua vòng bảng VCK Futsal châu Á 2024.

Kết quả bóng đá Futsal Thái Lan vs Myanmar: Tỷ số hủy diệt, Việt Nam hưởng lợi

Kết quả bóng đá Futsal Thái Lan vs Myanmar: Tỷ số hủy diệt, Việt Nam hưởng lợi

Kết quả bóng đá Futsal Thái Lan vs Myanmar: ĐT Việt Nam nhận được tin vui ở kết quả của trận đấu cùng giờ.

HLV Masatada Ishii: Các cầu thủ Thái Lan có kỹ năng còn hơn Nhật Bản, họ chỉ yếu trong khâu phối hợp

HLV Masatada Ishii: Các cầu thủ Thái Lan có kỹ năng còn hơn Nhật Bản, họ chỉ yếu trong khâu phối hợp

Trong buổi phỏng vấn mới đây với FIFA.com, Masatada Ishii đã có nhiều chia sẻ đáng chú ý về công việc của mình tại ĐT Thái Lan. Điều ấn tượng nhất là ông khen ngợi các học trò của mình, đánh giá cao họ còn hơn cả Nhật Bản trên một số khía cạnh.

Chưa vào tứ kết, HLV U23 Indonesia đã tính toán gặp Hàn Quốc hay Nhật Bản

Chưa vào tứ kết, HLV U23 Indonesia đã tính toán gặp Hàn Quốc hay Nhật Bản

U23 Indonesia vừa giành chiến thắng lịch sử trước Australia. 3 điểm vừa qua giúp họ mở ra cánh cửa đi tiếp. Tuy vẫn phải thắng Jordan để chắc chắn đoạt vé nhưng lúc này, HLV Shin Tae Yong đã sớm mơ mộng nghĩ tới đối thủ tiếp theo ở vòng tứ kết.

Kịch bản nào để U23 Indonesia vượt qua vòng bảng U23 châu Á 2024?

Kịch bản nào để U23 Indonesia vượt qua vòng bảng U23 châu Á 2024?

U23 Indonesia có lợi thế không nhỏ trong việc tìm vé vượt qua vòng bảng U23 châu Á 2024.

Kết quả bóng đá U23 Indonesia vs U23 Australia: Chiến thắng chấn động, rộng cửa đi tiếp

Kết quả bóng đá U23 Indonesia vs U23 Australia: Chiến thắng chấn động, rộng cửa đi tiếp

U23 Indonesia đã chịu vô vàn bất lợi trước U23 Australia, nhưng bằng tinh thần kiên cường, lối chơi khoa học, họ đã giành chiến thắng lịch sử để mở ra cánh cửa đi tiếp.

Sếp lớn LĐBĐ Malaysia thừa nhận tham vọng dự Olympic Paris 2024 phi thực tế

Sếp lớn LĐBĐ Malaysia thừa nhận tham vọng dự Olympic Paris 2024 phi thực tế

Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM), ông Mohd Yusoff Mahadi, vừa phải lên tiếng sau thất bại trước U23 Uzbekistan. Ông cho rằng mục tiêu đưa U23 Malaysia đi Olympic Paris 2024 là không thực tế.

Người hùng giúp Việt Nam thắng Kuwait bị AFC yêu cầu kiểm tra doping

Người hùng giúp Việt Nam thắng Kuwait bị AFC yêu cầu kiểm tra doping

Bùi Vĩ Hào, người dành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất trận Việt Nam vs Kuwait, đã phải đi kiểm tra doping ngay sau trận.

HLV U23 Australia tự tin 'bắt bài' được Shin Tae Yong

HLV U23 Australia tự tin 'bắt bài' được Shin Tae Yong

HLV Tony Vidmar muốn giành lấy lợi thế trong việc tìm vé vào tứ kết U23 châu Á 2024 ở trận gặp Indonesia.

Tin nổi bật